Vải thiều đang vào chính vụ, người nông dân lại lo rớt giá |
Dự báo số vải thiều sẽ được tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng khoảng 120.000 tấn (chủ yếu là quả tươi); xuất khẩu khoảng 40%, tương ứng 80.000 tấn (trong đó khoảng 85% là quả tươi, 15% là quả sấy khô và chế biến bóc cùi đông lạnh).
Trước tình hình tiêu thụ quả vải gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với một số Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ quả vải trên thị trường trong nước. Cụ thể: Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các địa phương cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về công tác sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2015 trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm kết nối thúc đẩy tiêu thụ quả vải; phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tổ chức Hội nghị nhằm tổ chức triển khai các giải pháp chủ yếu nhằm tiêu thụ vải thiều niên vụ 2015.
Phối hợp cùng Đoàn công tác của UBND Bắc Giang, làm việc với UBND các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, chính quyền một số địa phương phía Trung Quốc và các doanh nghiệp kinh doanh vải thiều của Việt Nam và Trung Quốc…
Về lâu dài, Bộ Công Thương đề ra các giải pháp nhằm tiêu thụ nông sản hàng hóa nói chung, vải thiều nói riêng là tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để đưa hàng vào các thị trường đối tác. Tập trung vào việc nâng cao và mở rộng hơn nữa các hoạt động về xúc tiến thương mại, gắn các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, thâm nhập thị trường thông qua liên kết với các hệ thống phân phối và đầu mối tiêu thụ hàng hóa chủ yếu tại thị trường nước ngoài.
Tăng cường cập nhật, theo dõi và cung cấp thông tin về diễn biến tình hình sản xuất, sản lượng, tồn kho, chính sách và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nói riêng tại các thị trường.