- Đức ký thỏa thuận mua khí đốt hoá lỏng (LNG) từ Mỹ trong 20 năm thay cho khí đốt Nga
- Trung Quốc ngừng bán khí đốt hóa lỏng (LNG) cho châu Âu
- Một nước châu Âu nhập khẩu khí đốt từ Nga tăng 35% trong năm 2023
- Mỹ có thể vươn lên trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới
- Mỹ thu về 72,65 tỷ USD từ cung cấp khí đốt cho châu Âu
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN |
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết chính quyền Mỹ sẽ tạm ngừng cấp phép cho các cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới, để đánh giá về tác động của các dự án này đối với biến đổi khí hậu, nền kinh tế và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, quyết định trên sẽ không được áp dụng cho các trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia.
Theo thông báo trên, các dự án xuất khẩu LNG sang các nước không có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ sẽ bị tạm dừng cho đến khi Bộ Năng lượng (DOE) cập nhật đánh giá về tác động đối với kinh tế và môi trường của các dự án này. Thông báo nêu rõ cơ sở cho việc đánh giá đã được xây dựng từ cách đây 5 năm và không đánh giá được đầy đủ tất cả các mặt tác động như việc tăng chi phí năng lượng đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất, hay tác động của việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, một trong những mục đích khác của quyết định tạm ngừng cấp phép các dự án xuất khẩu LNG mới là để phòng ngừa rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng, nhất là các cộng đồng đang phải gánh chịu ô nhiễm từ các cơ sở xuất khẩu LNG.
Mỹ hiện là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu LNG, với kim ngạch dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Mỹ hiện có 7 cơ sở khai thác LNG xuất khẩu và 5 cơ sở đã được phê duyệt, đang trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, có 17 dự án đang xin cấp phép.