Điểm nóng
Mỹ tính cách vô hiệu hóa “vũ khí” đất hiếm của Trung Quốc
Thành Đạt - 30/05/2019 14:30
Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm cách thúc đẩy sản xuất đất hiếm trong nước nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc do Bắc Kinh có thể sử dụng khoáng sản này làm vũ khí trong cuộc chiến thương mại.

Đất hiếm được sử dụng trong nhiều ngành công nghệ cao (Ảnh: RT)

Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá không quân Mike Andrews, ngày 29/5 cho biết cơ quan này đã gửi báo cáo tới Nhà Trắng và thông báo tới Quốc hội, trong đó đề xuất xin hỗ trợ ngân sách liên bang nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất đất hiếm trong nước và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

“Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tổng thống, quốc hội và ngành công nghiệp Mỹ để cải thiện tính cạnh tranh của Mỹ trong thị trường khoáng sản”, ông Andrews cho biết.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc không nêu chi tiết về báo cáo, song tiết lộ rằng báo cáo này có liên quan tới một chương trình liên bang được thiết kế để thúc đẩy năng lực sản xuất đất hiếm trong nước thông qua các động cơ kinh tế.

Động thái trên của Lầu Năm Góc diễn ra sau khi Trung Quốc cân nhắc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ để đáp trả cuộc chiến thương mại của Washington. Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng không chỉ trong các sản phẩm dân dụng như điện thoại iPhone hay xe điện, mà còn các công nghệ quân sự quan trọng như động cơ máy bay, vệ tinh và laser.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều người lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng đất hiếm như một vũ khí lợi hại để đối trọng với Washington. Từ năm 2004 - 2017, Trung Quốc chiếm tới 80% lượng đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, có rất ít nhà cung cấp khác có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nơi sở hữu 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu.

Báo cáo của chính phủ Mỹ năm 2018 cũng nhấn mạnh sự  phụ thuộc của Bộ Quốc phòng Mỹ vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.

“Đất hiếm là thành phần thiết yếu được sử dụng trong nhiều hệ thống vũ khí quan trọng cho an ninh quốc gia của Mỹ”, báo cáo cho biết.

 

Tổng hợ

Tin liên quan
Tin khác