Một nhóm lưỡng đảng gồm 20 nhà lập pháp đã đưa ra dự luật cấm các nền tảng do ByteDance kiểm soát khỏi các cửa hàng ứng dụng hoặc dịch vụ lưu trữ web của Hoa Kỳ, trừ khi chúng không còn liên kết với Trung Quốc.
Đạo luật cũng cho phép Tổng thống mở rộng lệnh cấm như vậy đối với các nền tảng truyền thông xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, tương tự TikTok.
"Mike Gallagher, người đứng đầu Ủy ban Lựa chọn Hạ viện về các vấn đề có liên quan tới Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết: “Tôi tin rằng dự luật này cung cấp con đường duy nhất cho ứng dụng tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ mà không đe dọa tự do trực tuyến, quyền riêng tư và an ninh của người Mỹ".
Đề cập đến TikTok trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (4/3), ông này nói thêm: “Chúng tôi đơn giản là không cho phép một ứng dụng do đối thủ và là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của quốc gia chúng tôi kiểm soát ngành công nghiệp truyền thông Mỹ”.
Khi thảo luận về dự luật, các nhà hoạch định chính sách nêu lên lo ngại rằng, TikTok đã trở thành nguồn tin tức quan trọng đối với giới trẻ.
Nhưng một phát ngôn viên của TikTok nói với AFP: “Dự luật này là một lệnh cấm hoàn toàn đối với TikTok, bất kể các tác giả của dự luật có cố gắng ngụy trang nó đến mức nào”.
Raja Krishnamoorthi, một đảng viên Đảng Dân chủ Illinois và là thành viên cấp cao của Ủy ban Lựa chọn, cho biết dự luật mới sẽ cho ByteDance khoảng sáu tháng để thoái vốn.
Ông nhấn mạnh rằng dự luật không chỉ nói về TikTok.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia nói với AFP rằng, dự luật này là "một bước quan trọng và đáng hoan nghênh" nhằm giải quyết các mối đe dọa đối với dữ liệu nhạy cảm và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Người phát ngôn của Hội đồng cũng cho biết: “Chúng tôi mong đợi được làm việc cùng Quốc hội để củng cố thêm dự luật này, đặt nó trên nền tảng pháp lý mạnh nhất có thể”.
Nhà Trắng đã lưu ý những lo ngại đối với an ninh quốc gia khi TikTok được sử dụng trên các thiết bị của chính phủ.
Một loạt chính trị gia Hoa Kỳ cáo buộc ứng dụng do ByteDance sở hữu nằm dưới sự giám hộ của chính phủ Trung Quốc và là công cụ gián điệp của Bắc Kinh, điều mà công ty phủ nhận.
Các cơ quan quản lý trên toàn thế giới lo lắng rằng dữ liệu người dùng có thể bị truy cập bởi các nhân viên hoặc cơ quan chính phủ có trụ sở tại Trung Quốc ở Bắc Kinh, mặc dù nền tảng này cho biết dữ liệu người dùng được lưu trữ an toàn ở Singapore và Hoa Kỳ.
TikTok đã chứng kiến mức độ phổ biến tăng vọt trong thời gian phong tỏa do đại dịch và đã có hơn một tỷ người dùng toàn cầu.
Nhưng sự giám sát đã được tăng cường chặt chẽ sau khi ByteDance thừa nhận vào tháng 12/2022 rằng, các nhân viên đã truy cập dữ liệu của hai nhà báo trong một cuộc điều tra nội bộ về rò rỉ thông tin của công ty.