Điểm nóng
Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981
Hoàng Cường - 12/07/2014 08:06
Với 100% số phiếu ủng hộ, Thượng viện Mỹ ngày 10-7 đã nhất trí thông qua nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức trả lại nguyên trạng như trước ngày 1-5-2014.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc ra thông báo trả đũa nông sản Việt Nam
Trung Quốc kéo thêm giàn khoan Nam Hải số 4 vào vịnh Bắc bộ
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ
Chưa ký Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc
Hóa giải tác động từ tình hình Biển Đông
   
  Một phiên họp của Thượng viện Mỹ  

Nghị quyết S.RES.412 được một số Thượng nghị sĩ có ảnh hưởng của Mỹ bảo trợ như Chủ tịch Thường trực Thượng viện Patrick Leahy, Thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ Robert Menendez và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin. Nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Nghị quyết nêu rõ, mặc dù không phải là một bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình. Cũng theo Nghị quyết, Mỹ kiên quyết phản đối việc ép buộc, hăm dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực cản trở tự do trong không phận quốc tế nhằm thay đổi nguyên trạng hoặc gây bất ổn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 


Nghị quyết S.RES.412 yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không được có các hành động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển, và trả lại nguyên trạng như đã tồn tại trước ngày 1-5-2014. Bên cạnh đó, nghị quyết cũng hối thúc Trung Quốc kiềm chế không thực thi Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông mà nước này đơn phương tuyên bố thiết lập hồi tháng 11 năm ngoái, và không được thực hiện các hành động khiêu khích tương tự tại bất kỳ nơi nào khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.  
 

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết của Thượng viện Mỹ  

Ngay trong ngày hôm qua 11-7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ về Biển Đông. Tuyên bố được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc Thượng viện Hoa Kỳ vừa thông qua Nghị quyết 412.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: “Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Ông Lê Hải Bình cũng khẳng định: “Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực”.    

(Theo Opencongress.org)

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ

Ngày 11/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ về Biển Đông.

Yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do bắt 6 ngư dân và tàu cá Quảng Ngãi

() Đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đề nghị phía Trung Quốc thông báo chính thức cho phía Việt Nam về vị trí tọa độ, lý do Trung Quốc bắt giữ tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân ngày 3/7 vừa qua.  

Việt Nam gửi văn bản lên Liên hợp quốc phản đối Trung Quốc

() Hôm nay, Bộ Ngoại giao vừa ra thông cáo cho biết, ngày 3/7, Việt Nam đã đề nghị Liêp hợp quốc lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Tin liên quan
Tin khác