Doanh nghiệp
Năm 2022, Petrovietnam “tiêu” được 26.500 tỷ đồng đầu tư xây dựng, tăng 42% so với năm 2021
Thanh Hương - 06/01/2023 07:26
Năm 2022, Doanh thu toàn Petrovietnam đạt 931.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 82.200 tỷ đồng. Giá trị giải ngân đạt 26,5 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2021.

Năm 2022 là năm thứ ba công tác “Quản trị biến động” của Petrovietnam đạt được thành tích ấn tượng khi tất cả các nhiệm vụ, chỉ tiêu của toàn Tập đoàn đều tăng trưởng cao so với năm 2021.

Trong năm 2022, Petrovietnam đã đưa 05 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, nhiều hơn 01 mỏ công trình so với kế hoạch năm, nhiều hơn 02 mỏ/công trình so với năm 2021 (năm 2021 đưa 3 mỏ/công trình vào khai thác).

Giàn Cá Tầm 02, một trong 05 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác trong năm 2022

Gia tăng trữ lượng dầu khí, khai thác dầu khí, sản xuất đạm, điện, sản xuất kinh doanh xăng dầu tăng từ 3 -26% so với năm 2021.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Petrovietnam, năm 2022, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 931.200 tỷ đồng. trong khi sản lượng dầu khí suy giảm cùng với đà suy giảm của mỏ. Cụ thể, giá dầu năm 2022 ở khoảng 107 USD/thùng và sản lượng đạt 18,92 triệu tấn quy dầu.

Trước đây năm 2012 đạt cao nhất với giá trị 774.000 tỷ đồng và giá dầu thô đạt 117,6 USD/thùng,  khai thác dầu khí trong nước đạt 24,99 triệu tấn quy dầu.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn năm 2022 đạt 82.200 tỷ đồng. Trước đây năm 2013 các kết quả đạt được cũng là cao nhất với 70.600 tỷ đồng, giá  giá dầu khi đó đạt 112,5 USD/thùng, khai thác dầu khí trong nước năm 2013 đạt 25 triệu tấn quy dầu.

Ngày 01/01/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, làm việc, động viên người lao động BSR – một trong những đơn vị chủ lực của Petrovietnam vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội thị trường, đạt kỷ lục về doanh thu trong năm 2022

Hầu hết các đơn vị chủ lực của Petrovietnam đạt kỷ lục về tài chính. Cụ thể về doanh thu có Công ty Lọc dầu Bình Sơn (BSR) đạt 166.000 tỷ đồng; Tổng công ty Khí đạt 101.000 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu Việt Nam đạt 100.000 tỷ đồng; Tổng công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí (PVFCCo) đạt 19.400 tỷ đồng; Công ty Phân bón và Hoá chất Cà Mau (PVCFC) là 14.000 tỷ đồng; 8 nghìn tỷ đồng); Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans) đạt 9.200 tỷ đồng.

Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế của PV Gas đạt 16.600 tỷ đồng, BSR là 12.700 tỷ đồng; PVFCCo là 6.400 tỷ đồng; PVCFC là 4.000 tỷ đồng; PVTrans  là 1.400 tỷ đồng. Các đơn vị của Petrovietnam cũng đã nộp ngân sách lớn như BSR là 18.000 tỷ đồng; PVGas  là 7.200.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn tương đương 9,8% GDP cả nước và chiếm tỷ trọng 9,5% tổng thu ngân sách cả nước.

Đây cũng là tỷ trọng cao nhất kể từ năm 2015 đến nay, cao hơn so với tỷ trọng trung bình của giai đoạn 2016 - 2021 (7,6%).

Tại cảng xuất hàng PVCFC. Năm 2022, xuất khẩu sản phẩm phân đạm của Petrovietnam tiếp tục lập kỷ lục với kim ngach đạt trên 405 triệu USD, chiếm 37% giá trị xuất khẩu phân bón của cả nước

Petrovietnam cũng đã quản trị tốt danh mục đầu tư trong tất cả 05 lĩnh vực, tập trung các nguồn lực đầu tư vào các dự án có hiệu quả cao; rà soát kế hoạch đầu tư, đẩy mạnh công tác giám sát đầu tư, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án cấp bách.

Giá trị giải ngân đạt 26.500 tỷ đồng, tăng 42%so với năm 2021, nhưng vẫn là một con số khiêm tốn.

PetroVietnam cũng đã khởi động và hồi sinh Dự án nhiệt điện Thái Bình 2; tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để sẵn sàng tái khởi động dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1; khánh thành và đưa vào vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1.

Tin liên quan
Tin khác