TIN LIÊN QUAN | |
Vay tiêu dùng lãi cao phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ? | |
Nội, ngoại so găng chiếm lĩnh tín dụng cá nhân | |
Vốn ngân hàng đang chảy vào đâu? |
Đơn cử, Công ty Tài chính Prudential Finance đang có chương trình ưu đãi lãi suất vay tiêu dùng cuối năm. Cụ thể, với thu nhập 15 triệu đồng/tháng, khách hàng được vay hạn mức 300 triệu đồng trong 4 năm, mỗi tháng phải trả khoảng 9,5 triệu đồng/tháng (cả lãi và gốc). Khoản lãi phải trả trong 4 năm là 156 triệu đồng (748.000 đồng/tháng tiền lãi).
Không chỉ Prudential Finance, Home Credit, FE Credit, ACS cũng liên kết với nhiều điểm bán, như cửa hàng điện thoại, xe máy, siêu thị… để cung ứng kịp thời vốn tiêu dùng khi khách có nhu cầu mua sắm. Thủ tục giải ngân vốn của công ty tài chính chỉ 10-15 phút… được xem là các đơn vị cung ứng vốn tiêu dùng cho khách hàng cá nhân nhanh nhất trên thị trường hiện nay.
Lãi suất vay được FE Credit áp dụng ở mức 1,37%/tháng, nhưng được tính trên dư nợ ban đầu. Còn Home Credit tính lãi suất vay tiêu dùng tín chấp trả góp dao động quanh 1,68%/tháng, nhưng khách hàng phải có thu nhập lương cơ bản (không tính tổng thu nhập) phải 10 triệu đồng/tháng trở lên. Nếu khách hàng không đáp ứng được yêu cầu này, thì lãi suất là 2-3%/tháng trên dư nợ giảm dần. Riêng ACS không tính lãi suất, mà tính phí trả chậm (2,5-3%/tháng).
So với ngân hàng, các khoản tín dụng tiêu dùng được công ty tài chính triển khai đơn giản, giải ngân nhanh và không cần tài sản đảm bảo… Vì thế, lời khuyên được đưa ra từ TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng là, khi có nhu cầu về tín dụng tiêu dùng, người vay phải hỏi kỹ về lãi suất và phí phạt trả nợ trước hạn khi có nguồn tài chính dôi dư để tránh “bút sa gà chết”. Tại cả Prudential Finance và FE Credit, mức phí phạt trả trước được tính là 2%/dư nợ còn lại.
TS, Hiếu cho rằng, mức lãi suất vay tiêu dùng được áp dụng 3-4%/tháng hiện nay là quá cao. Còn theo nhận định của TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa quản trị - Kinh doanh (Trường đại học Ngân hàng TP.HCM), nếu phải trả mức lãi suất 50-60%/năm đối với tín dụng tiêu dùng, thì quá đắt, song với các điều kiện ngân hàng đưa ra những người có thu nhập thấp không thể đáp ứng được, thì buộc phải chọn công ty tài chính.
Hiện không chỉ các công ty tài chính, mà ngân hàng cũng cạnh tranh cho vay tiêu dùng. Trước tình hình tín dụng doanh nghiệp khó khăn, các ngân hàng đang đẩy mạnh vốn cho vay tiêu dùng, với lãi suất được chào mời ở mức rất thấp.
Cụ thể, VIB có gói tiêu dùng lãi suất 0,68%/tháng cố định trong 2,5 năm, sau thời gian này, lãi suất được tính bằng lãi suất kỳ hạn tiết kiệm 13 tháng, cộng biên độ 4%. Còn tại OCB, lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng ở mức 9,99%/năm cố định 3 năm, sau đó cộng biên độ 4%.
Tuy nhiên, để tiếp cận vốn tiêu dùng lãi suất ưu đãi trên tại ngân hàng, không phải cá nhân nào cũng có thể đáp ứng được. Trong khi đó, thủ tục đơn giản, giản ngân nhanh, hạn mức tín dụng từ thấp đến cao, đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng, nhưng không cần tài sản thế chấp… được xem là lợi thế đặc biệt để các tổ chức tài chính “hút” khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng.
“Tại FE Credit, mức lãi suất được Công ty áp dụng tùy từng khách hàng và được điều chỉnh cho nhiều đối tượng khác nhau. Một khách hàng có lịch sử tín dụng tốt và thỏa mãn điều kiện cho vay sẽ nhận được mức lãi suất 27%/năm”, ông Kalidas Ghose, quyền Tổng giám đốc cho biết.
Nhà băng rộng cửa cho vay tiêu dùng Dịp cuối năm này rất nhiều ngân hàng đang “rộng cửa” chào mời người vay, ngay cả với những lĩnh vực mà trước đây ngân hàng e dè. |
Vân Linh