Vàng quốc tế chờ thông tin cuộc họp Fed
Sở dĩ, thị trường kim loại quý biến động cầm chừng trước cuộc họp quyết định lãi suất của Ủy ban Thị trường mở (FOMC) diễn ra vàng sáng nay và kết thúc vào chiều thứ Tư tuần này.
Hầu hết đều tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm trong tuần này. Sau cuộc họp này, dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%/năm sau đợt tăng lãi suất 50 điểm gần đây.
Mặt hàng kim loại quý vàng đã cố gắng nhưng không thể vượt qua mức 1.800 USD/ounce và tăng lên 1.950 USD/ounce đầu năm 2023, mặc dù triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi trong bối cảnh lạm phát gia tăng.
Một trong những yếu tố hỗ trợ đà tăng của vàng thời gian gần đây là lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng đã kéo các nhà đầu tư quay lại với vàng, tài sản trú ẩn an toàn. Nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương cũng được xem là một yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng cao.
Việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc, một trong những quốc gia mua vàng nhiều nhất, cũng đã cải thiện triển vọng nhu cầu kim loại quý vào năm 2023. Sự suy yếu của đồng USD và tốc độ tăng lãi suất của Fed chậm lại đang hỗ trợ vàng, vốn được định giá bằng USD.
Tuy nhiên, giá vàng giằng co giữa lạm phát tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt trong quý II/2022, khiến vàng thỏi giảm xuống còn 1.817 USD/ounce vào cuối tháng 6/2022. Kim loại màu vàng tiếp tục suy yếu trong quý tiếp theo khi các ngân hàng trung ương thực hiện tăng lãi suất mạnh mẽ để chế ngự lạm phát cao.
Sau khi chạm gần mức cao nhất mọi thời đại trên 2.000 USD/ounce vào tháng 3/2022, giá vàng đã giảm dần trong phần lớn thời gian của năm 2022, kim loại quý đã chịu áp lực từ việc tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thế giới.
Tuy nhiên, đến cuối năm, xu hướng này có thể đã đảo ngược, với giá vàng tăng 17% kể từ tháng 11/2022 (tính đến ngày 19/1). Kể từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng hơn 5% nhờ được hỗ trợ bởi việc mở cửa trở lại của Trung Quốc và sự suy yếu của đồng USD.
Vàng được giao dịch trên 2.050 USD/ounce trong tuần đầu tiên của tháng 3/2022, gần với mức cao nhất mọi thời đại là 2.075 USD/ounce được ghi nhận vào tháng 8/2020. Tuy nhiên, kim loại màu vàng đã mất đà tăng vào giữa tháng 3, giảm xuống dưới mức 2.000 USD/ounce khi Fed bắt đầu thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát gia tăng.
Nhưng với những gì mà vàng đã thể hiện trong thời gian vừa qua, hầu hết các dự báo đề lạc quan về kim loại quý này trong năm nay và những năm tiếp theo.
Nhiều người "tất tay" chối lời dịp Thần Tài
Trong khi đó, ngược với đà giảm của vàng quốc tế, giá vàng SJC trong nước sáng nay niêm yết 66,4 - 67,8 triệu đồng/lượng, tăng thêm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng đến 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Đối với vàng chỉ trọng lượng 0,5 - 2 chỉ được SJC niêm yết mức giá 66,4 - 67,83 triệu đồng/lượng, cũng tăng khoảng 100.000 - 300.000 đồng/lượng ở chiều mua và bán.
Còn vàng chỉ và vàng nhẫn 99,99 SJC vẫn niêm yết còn 54,5 - 55,7 triệu đồng/lượng, tăng mức tương đương khoảng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Trong khi, chỉ một ngày hôm qua, giá vàng miếng SJC giảm đến 500.000 đồng/lượng do một số người mua vàng trước đó đã "tất tay" chốt lời khi mãi lực vàng tăng dịp cầu may Thần Tài.
Sở dĩ giá vàng miếng SJC tăng lên khi lực mua vàng xuất hiện trong ngày vía Thần tài. Khoảng cách chênh lệch giữa giá mua và bán vàng đang tăng lên cao 1,4 triệu đồng/lượng.
Lực mua vàng trong ngày vía Thần tài (mùng 10 Tết Nguyên đán, tức ngày 31/1) khiến giá vàng trong nước tăng, ngược chiều so với đà giảm của thế giới. Điều này khiến mức đắt đỏ của kim loại quý trong nước tăng lên, vàng SJC cao hơn quốc tế 13 triệu đồng/lượng, vàng nữ trang 4 số 9 cao hơn 1 triệu đồng/lượng.
Thông thường, vào dịp Thần Tài hàng năm, các doanh nghiệp, tiệm vàng sẽ nhận định nhu cầu của mua vào của khách tăng để sản xuất lượng vàng nhẫn, vàng trang sức, các loại và niêm yết giá vàng theo cung - cầu thị trường. Nếu lực cầu mua vào nhiều, giá vàng sẽ tăng và ngược lại.
Nhu cầu mua vàng trong ngày vía Thần Tài thường tăng cao giúp kim loại quý đi lên. Năm nay cũng không ngoại lệ khi các dự báo đưa ra, giá vàng trong trường hợp giá vàng thế giới tăng cao, giá vàng miếng SJC có thể sẽ lên 69 - 70 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn và nữ trang 4 số 9 cũng sẽ quanh mức 56 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, quan sát thị trường cũng nhận thấy được rằng, lực bán vàng xuất hiện nhiều hơn trong khoảng 2 ngày qua. Có thể lượng người mua vàng trước Tết và những ngày đầu năm đang chốt lời khi mãi lực vàng tăng lên dịp Thần Tài góp phần khiến giá vàng giảm.
Về thị trường vàng năm 2023 được giới phân tích trong lĩnh vực kim quý nhận định, sẽ có những điều thú vị, mở ra cơ hội cho nhà đầu tư biết nắm bắt. Thực tế, ngay từ khi bước sang năm 2023, giá vàng thế giới đã tăng liên tục hơn 100 USD/ounce lên 1.950 USD/ounce thế nhưng giá vàng miếng SJC chỉ tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng.
Chưa kể, giá vàng quốc tế đang có một số yếu tố hỗ trợ tăng giá như khả năng Fed tăng lãi suất chậm lại, khoảng 0,25%/năm; căng thẳng giữa Nga và Ukraine; chính sách tài chính, tiền tệ của Mỹ cũng có những vấn đề nội tại bất ổn.
Trong khi đó, với thị trường nội địa, giá vàng trong nước được nhận định còn dư địa để tăng khi nhu cầu thị trường xuất hiện và mãi lực tăng trong các dịp Thần Tài, lễ, Tết...
Sáng nay, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.609 VND/USD, giảm 2 đồng so với mức niêm yết đầu tuần. Tỷ giá mua bán tham khảo được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 23.450 - 24.780 VND/USD.
Với biên độ áp dụng 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.429 - 24.789 VND/USD. Tại Vietcombank giảm 10 đồng, còn mua vào 23.250 VND/USD và bán ra 23.620 VND/USD.