Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm ở nước ta có 200.000 ca đột quỵ não[A1] , một nửa trong số đó không qua khỏi hoặc bị tàn phế suốt đời, số còn lại sức khỏe suy giảm, nguy cơ tái đột quỵ cao. Độ tuổi người bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa, đa phần là nam giới tuổi 50 trở lên.
Còn theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, có tới 29% người trưởng thành bị mỡ máu [A2] tăng cao, trong đó 44,3% sống ở thành thị, cứ ba người thì có một người mắc phải căn bệnh này.
Cục máu đông và mảng xơ vữa chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ. |
Mỡ máu tăng cao coi chừng đột quỵ
Theo TS.BS Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, mỡ máu tăng cao hay còn gọi là rối loạn lipid máu thường diễn biến âm thầm với những triệu chứng không rõ ràng, thông qua các xét nghiệm tăng cholestrol và triglycerid mới mới được chẩn đoán bệnh. Người 50 tuổi trở lên nguy cơ bị mỡ máu cao nhất.
Cholesterol chủ yếu do gan tạo ra từ các chất béo bão hòa.[HP3] Có 2 loại cholesterol xấu, đó là LDL-C và VLDL-C, chúng có khả năng làm xơ vữa động mạch, nhất là động mạch vành tim và động mạch não dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.
Trong khi đó, triglycerid được tạo ra khi các axit béo tự do không được gan chuyển hóa tạo thành. Khi triglycerid tăng, ngoài việc làm xơ vữa động mạch, chúng còn có khả năng làm gan bị nhiễm mỡ.
Bác sĩ Thanh giải thích: Khi lưu lượng máu đến một cùng não bị gián đoạn sẽ gây ra đột quỵ mà mỡ máu chính là nguyên nhân. Mỡ trong máu cao sẽ làm sẽ làm cản trở sự lưu thông của dòng máu trong các thành mạch, lâu dần các hạt mỡ bám lên thành mạch và hình thành các mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch. Cho đến khi các mảng xơ vữa rơi xuống lòng mạch sẽ tạo thành các cục máu đông di chuyển khắp cơ thể. Các cục máu đông và mảng xơ vữa này di chuyển và tắc ở não chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ.
Ngăn ngừa mỡ máu, phòng chống đột quỵ
Mỡ máu tăng cao chủ yếu do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý. Người 50 tuổi trở lên cần đều đặn khám sức khỏe mỗi năm để kiểm soát mỡ máu, áp dụng chế độ dinh dưỡng khuyến cáo khi được chẩn đoán mỡ máu tăng cao.
Chế độ dinh dưỡng được Viện Dinh dưỡng Quốc gia [A4] khuyến cáo bao gồm: hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa các chất béo và cholesterol như: bơ, sữa toàn phần, các phủ tạng động vật, da (gà, vịt, ngỗng), các loại thịt đỏ (trâu, bò, chó…), tôm; hạn chế dùng các loại thực phẩm chiên rán; hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia; thay vào đó là sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin từ rau củ quả,… Ngoài ra cần kết hợp vận động cơ thể thường xuyên giúp tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Đối với người có nguy cơ bị mỡ máu cũng có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng này.
Bác sĩ Thanh lưu ý, ngoài việc sử dụng thuốc Tây để chữa mỡ máu cao, người ở độ tuổi trên 50 cũng cần tăng cường “vũ khí” bảo vệ cơ thể với loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe là “khắc tinh” của mỡ máu, loại bệnh này để phòng bệnh khác.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym Red Rice giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. |
Người trên 50 tuổi có thể sử dụng NattoEnzym Red Rice được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – hãng dược phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam với 47 năm kinh nghiệm.
Sản phẩm chứa enzym nattokinase có khả năng phân hủy sợi fibrin làm đông máu, kết hợp với men gạo đỏ giảm cholesterol trong máu, làm tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu cho người bị mỡ máu cao. NattoEnzym Red Rice được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA duy nhất tại Việt Nam, được phân phối tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.
TPBVSK viên nang "NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ làm tan cục máu đông, Nguyên liệu Nhật Bản" hỗ trợ giảm cholesterol máu và hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu. Sản phẩm của: Công ty CP Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 2097/2020/XNQC-ATTP Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
.