Đầu tư
Nhà đầu tư Hàn Quốc tìm cơ hội trong Luật Xây dựng
Quang Hưng - 16/09/2014 09:01
Sáng nay (16/9), Hội thảo “Luật Xây dựng Việt Nam 2014 và khung pháp lý liên quan – Cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và Hàn Quốc” đang diễn ra tại Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Doanh nghiệp Việt có biết Samsung đang cần gì?
Chung cư Daewoo Cleve: Sức ép từ bạn láng giềng
Hàn Quốc tham gia đầu tư Sân bay Vân Đồn 1 tỷ USD
   
  Ông Kim Kyungil – Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc. Ảnh: Quang Hưng  

Có tổng cộng 34 tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc đăng ký và 25 đơn vị có mặt tại Hội thảo “Luật Xây dựng Việt Nam 2014 và khung pháp lý liên quan – Cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và Hàn Quốc” diễn ra tại Hà Nội sáng nay.

Trong đó, có những tổ chức lần đầu tiên đến Việt Nam như: Viện nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc (KRIHS); còn lại, hầu hết là những nhà đầu tư đã quen thuộc tại Việt Nam từ nhiều năm qua như: Daewoo E&C, Lotte E&C, Samsung Engineering Co., Ltd, Hyundai E&C hay Hanshin.

Theo thống kê, các lĩnh vực đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam bao gồm: Sản xuất, chế tạo - 2.383 dự án với 19,7 tỷ USD, bất động sản 80 dự án với 6,97 tỷ USD, xây dựng 543 dự án với 2,3 tỷ USD, nghệ thuật và giải trí 24 dự án với 918,2 triệu USD, giao thông và vận tải 60 dự án với 914,7 triệu USD... Hàn Quốc hiện đứng thứ 2 trong số 101 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 3.930 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 32,845 tỷ USD.

Ông Kim Kyungil – Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng, Nghiên cứu viên cao cấp Viện nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc (Krihs) cho biết, là những nhà đầu tư nhanh nhạy và có kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam,doanh nghiệp Hàn Quốcnhìn thấy những cơ hội và thách thức mới của Luật Xây dựng Việt Nam 2014. Đó là sự thay đổi trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, cấp phép... dự án đầu tư xây dựng. Nhà đầu tư Hàn Quốc muốn tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới sau sự thay đổi này.

Đáp lại mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc, ông Nguyễn Nội – Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hệ thống pháp luật đầu tư, xây dựng Việt Nam đang thay đổi theo hướng khuyến khích, thúc đẩy đầu tư đối với các tập đoàn và doanh nghiệp kinh doanh lớn, có năng lực tài chính, công nghệ cao và thị trường có mục đích phù hợp với công tác thu hút đầu tư của Việt Nam. Doanh nghiệp 2 nước có thể tận dụng nhiều cơ hội mới từ sự thay đổi này.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Thọ Vinh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, Luật Xây dựng 2014 có hiêu lực thi hành từ 01/01/2015. Trong đó có những điểm mới đáng chú ý là:

Thứ nhất, bổ sung quy định hình thức ban quản lý chuyên nghiệp, ban quản lý khu vực đối với các công trình đầu tư công;

Thứ hai, tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Trong đó, yêu cầu cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng;

Thứ ba, phạm vi của Luật xây dựng điều chỉnh các hoạt động đầu tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng;

Thứ tư, đổi mới cơ chế quản lý chi phí nhằm quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ từ các chủ thể tham gia qua hợp đồng xây dựng;

Thứ năm, thống nhất quản lý nhà nước về trật tự xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng, bảo đảm công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục cấp giấy phép xây dựng; Thứ sáu, Luật Xây dựng sửa đổi xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng, phân công, phân cấp hợp lý giữa các bộ, ngành, địa phương.

Theo ông Vinh, Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm mới sẽ tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng; khắc phục trình trạng quy hoạch chồng lấn, quy hoạch treo, đảm bảo dự án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng.

"Đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư có năng lực của Hàn Quốc mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam", ông Vinh cho biết.

Hàn Quốc soán ngôi FDI

(Baodautu.vn) Ba tháng đầu năm nay, không phải là Nhật Bản, mà là Hàn Quốc mới giữ vị trí dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam.

Tin liên quan
Tin khác