Bộ Y tế đã hỗ trợ Bắc Giang, Bắc Ninh lên phương án chi tiết cho khu cách ly tập trung. Đây là một trong những việc làm góp phần chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh.
Tính từ 27/4 đến nay, Bắc Giang hiện là tỉnh ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước với 851 người. |
Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Phó trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt cho biết Bộ Y tế đã hỗ trợ giúp tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh xây dựng phương án chi tiết cho khu cách ly tập trung. Đây là một trong những việc làm đóng vai trò then chốt góp phần chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh.
Theo ông Nam, với kinh nghiệm phòng, chống dịch suốt gần 2 năm qua, Bộ Y tế đã xây dựng các danh mục hướng dẫn rất đầy đủ nội dung về khu cách ly tập trung.
Ông Nam khẳng định danh mục hướng dẫn này đã ghi rất cụ thể thuốc, trang thiết bị phòng hộ, hoá chất, xô thùng chậu..., cho đến cách thức bố trí, giám sát, các bảng biểu đánh giá đi kiểm tra phòng và chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly, hướng dẫn xử lý khi phát hiện có ca F0...
"Hiện chúng tôi bàn giao đầy đủ tài liệu này cho 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và hỗ trợ, hướng dẫn họ để triển khai áp dụng trong tình hình thực tiễn", ông Nam nói.
Bên cạnh đó, Bộ phận thường trực Bộ Y tế đã hỗ trợ 2 tỉnh này thành lập tổ công tác, đội phản ứng nhanh tại các khu cách ly để giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Khi hệ thống chân rết này hoạt động nghiêm túc, quyết liệt, tình hình dịch bệnh sẽ luôn được khống chế, kiểm soát trong trạng thái tốt nhất.
Tính từ 27/4 đến nay, Bắc Giang hiện là tỉnh ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước với 851 người. Trong 24 giờ qua, tỉnh này phát hiện thêm 73 ca mắc. Hầu hết ca mắc tại Bắc Giang liên quan khu công nghiệp Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng.
Những trường hợp mắc mới đều là F1 đã được cách ly tập trung. Nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên đã ghi nhận ca mắc Covid-19 liên quan khu công nghiệp tại Bắc Giang.
Bắc Ninh là địa phương có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 cả nước với 378 người, trong 24 giờ qua phát hiện thêm 17 ca mới. Nhiều trường hợp mắc mới tại tỉnh này có liên quan ổ dịch ở Bắc Giang.
Với các chủng mới của virus Sars-Cov-2 đang tồn tại tại Việt Nam, trường Đại học Y Hà Nội đã cử một nhóm nghiên cứu đồng hành đến giám sát sự biến đối gien của virus SARS-CoV-2 qua các đợt dịch và các vùng miền, đưa ra những phân tích, dự báo tác động của các dạng đột biến gien SARS-CoV-2, từ đó tư vấn cho ngành Y tế, cho việc sản xuất vắc-xin và đánh giá hiệu quả với vắc-xin nhằm phục vụ công tác kiểm soát dịch Covid-19.
GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho hay, nghiên cứu thực hiện nhằm xác định và phát hiện đột biến chủng virus để đánh giá nguy cơ của dịch. Điều này rất quan trọng, bởi nếu phát hiện được biến chủng mới, sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ cục diện chống dịch ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
Lãnh đạo trường Đại học Y Hà Nội cho hay, sự biển đổi gien/đột biến gien theo thời gian của virus khiến cho việc chẩn đoán và dự phòng vắc-xin sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ngành Y tế cần phải tập hợp đầy đủ thông tin, bằng chứng khoa học rất cụ thể, thực tế để đáp ứng nhanh, chính xác với các biến thể virus SARS-CoV-2 mới cho chẩn đoán và dự phòng.
Đây là vấn đề hết sức khó khăn bởi thực tế cho thấy virus SARS-CoV-2 có đột biến gien xảy ra nhanh hơn so với các chủng virus cúm khác. Hơn nữa đã xuất hiện các chủng virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây truyền nhanh hơn, có thể gây bệnh nặng hơn và giảm hiệu quả dự phòng của một số loại vắc-xin đã được cấp phép sử dụng hiện nay.
Về dịch tễ học, có thể nhận thấy là tại mỗi đợt dịch ở Việt Nam đều có những chùm ca bệnh đặc trưng. Việt Nam đã ghi nhận nhiều biến chủng khác nhau, trong đó có hai biến chủng của Ấn Độ và Anh, nguy cơ lây nhiễm cho người tiếp xúc gần lên tới 40-70%.
Tại các nước phát triển, song song với xét nghiệm chẩn đoán và điều trị thì các nhà khoa học thực hiện giám sát, đánh giá biến đổi gien của virus SARS-Cov2, theo dõi sự xuất hiện của các biến chủng virus mới, đưa ra giải pháp chẩn đoán chính xác cũng như điều chế vắc-xin hiệu quả.
Trường hợp F1 đã được cách ly tập trung thuộc chùm K3 Tân Triều là bệnh nhân nữ, sinh năm 1964, địa chỉ tại: 16/212 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân. Bệnh nhân là vợ của BN4261.
Trường hợp thứ 2 đã được cách ly tập trung (thuộc chùm ca bệnh Bắc Ninh) là nam, năm sinh 2002, địa chỉ: Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội. Bệnh nhân là F1 của BN3255 (dương tính ngày 9/5).