TIN LIÊN QUAN | |
Tầm vóc doanh nhân Việt | |
Dấu ấn doanh nhân lập nghiệp | |
Điểm mặt những gia tộc kinh doanh nổi tiếng Việt Nam |
Sau một ngày làm việc với những tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội và Bắc Giang, ông Nguyễn Thiện Nhân đã nêu cao ý chí tinh thần lập nghiệp của doanh nhân trẻ, mong doanh nhân trẻ sáng tạo để chiến thắng trên thương trường và cam kết lắng nghe ý kiến của doanh nhân trẻ.
Tại Tập đoàn FPT, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao quyết tâm và tầm nhìn của FPT trong việc không ngừng đổi mới làm chủ công nghệ và là đơn vị tiên phong trong đào tạo nhân lực cao; đề nghị FPT tiếp tục phát huy các lĩnh vực mà Tập đoàn đang tiên phong; Kỳ vọng FPT tiếp tục giữ “lửa” để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dân tộc, chăm lo phát triển tài năng trẻ, phát triển Tập đoàn cũng như đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã dành một ngày trọn vẹn để tiếp xúc và làm việc với cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam |
Thăm Công ty CP quốc tế Sơn Hà - một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam mong muốn công ty cần tiếp tục nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm, giữ vững thương hiệu không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài.
Tại Công ty GOC ở Bắc Giang, ông Nhân cũng đánh giá cao quá trình 10 năm phát triển, Công ty đã xây dựng được thương hiệu và mạng lưới khách hàng ổn định tại các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, qua đó góp phần đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, hạn chế sự phụ thuộc vào bên ngoài.
Và tại buổi gặp gỡ chung với cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam chiều này, ông Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ NN&PTNT lắng nghe nhiều ý kiến, kiến nghị của doanh nhân trẻ.
Trong đó, đáng chú ý ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty Đạm và Hóa chất Dầu khí kiến nghị vấn đề liên quan đến vấn đề môi trường tại nhiều doanh nghiệp hiện nay, Theo ông Dương, hiện nay mỗi năm, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang chịu sự kiểm soát của các sở tài nguyên môi trường, thành phố và mỗi năm đón ít nhất 1 đoàn thanh tra về môi trường nhưng lại không hiệu quả và khuyến khích doanh nghiệp.
“Theo tôi các bộ liên quan cần phân loại những doanh nghiệp làm tốt và không làm tốt. Những doanh nghiệp nào làm tốt thì lại hay bị các cơ quan chức năng nghé thăm, gây tâm lý bất an đối với doanh nghiệp và thông tin không tốt đến người tiêu dùng. Tôi kiến nghị với những doanh nghiệp làm không tốt thì cần kiểm tra 6 tháng/lần", ông Dương kiến nghị.
Trong khi đó, ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Bắc Việt thì lại quan tâm nhiều hơn đến những chính sách liên quan đến công nghiệp hỗ trợ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiện nay, doanh nghiệp trẻ có gần 10.000 hội viên, nhưng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 5%. Theo đó, doanh nghiệp SME xác định nền kinh tế đi vào thực chất là sản xuất, là cốt lõi vấn đề và có liên quan đến Bộ Công thương nhiều nhất. Như nước khác, họ biết đến những công ty lớn, Việt Nam cũng sẽ có nhưng những doanh nghiệp sau đó là sản xuất linh kiện giúp doanh nghiệp lớn thành công. Chính sách về côngnghiệp hỗ trợ là các nghị định cần có càng sớm càng tốt. Trước đây có quyết định của Thủ tướng nhưng chưa đáp ứng được mong mỏi của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT Kangaroo thì kiến nghị, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn những doanh nghiệp việt nào có sở hữu nhiều bằng sáng chế. Hiện công ty này đang sở hữu 20 bằng sáng chế, trong đó có những cái vì chưa có tiền nên không dám đầu tư, liệu có thế chấp bằng sáng chế để vay lãi ngân hàng được không?
Ông Đỗ Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, đã nêu ý kiến về chính sách thuế với hàng Trung Quốc và hàng Việt Nam. Theo ông Phú, ngành hàng da dụng cạnh tranh chủ lực với Trung Quốc, họ có chính sách hoàn thuế gia trị gia tăng cho sản phẩm lên tới 17%, sản phẩm không tốt nhưng lại cạnh tranh tốt, trong khi đó Việt Nam chỉ được 4-5%, khó cạnh tranh. Đề nghị các cơ quan Việt Nam có sự điều chỉnh thuế suất kịp thời với doanh nghiệp phụ trợ. Doanh nghiệp đang phải lo cạnh tranh với ai, còn nhà nước cũng phải cạnh tranh với nước nào để có chính sách cân bằng đối với doanh nghiệp, giúp cạnh tranh sòng phẳng.
Sau khi lắng nghe ý kiến của doanh nhân trẻ, ông Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện Bộ Công thương, Bộ KHCN và Bộ NN&PTNT đã cam kết sẽ có sự đối thoại thường xuyên với Hội Doanh nhân trẻ để sớm có những điều chỉnh phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, tạo điều kiện doanh nghiệp phát huy hết khả năng đầu tư, kinh doanh, tạo sức bật cho nền kinh tế.
Vũ Anh