Ngân hàng
PGBank sẽ sáp nhập vào VietinBank
Anh Việt - 11/04/2014 11:13
HĐQT Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vừa công bố phương án tái cơ cấu ngân hàng, để trình ĐHCĐ thường niên năm 2014. Theo đó, PGBank sẽ về một nhà với Vietinbank.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tân binh nào sẽ gia nhập thị trường ngân hàng?
Những ngân hàng hồi sinh bên cửa tử
Đã xác định thêm 8 tổ chức tín dụng yếu kém
Èo uột lợi nhuận ngân hàng
   
  PGBank sẽ giữ nguyên thương hiệu và trở thành đơn vị thành viên trực thuộc Vietinbank  

Cụ thể, hai bên sẽ sáp nhập và hoán đổi cổ phiếu nhưng vẫn giữ nguyên hình thức tổ chức, bộ máy lĩnh vực hoạt động và thương hiệu PGBank để PGBank trở thành đơn vị thành viên trực thuộc Vietinbank, mô hình ngân hàng trong ngân hàng.

HĐQT PGBank sẽ trình cổ đông chấp thuận chủ trương thực hiện phương án Vietinbank phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu PGBank  để Vietinbank sở hữu đến 99% cổ phần của PGBank. Tỷ lệ hoán đổi với Vietinbank đảm bảo không thấp hơn 0,82 cổ phiếu của PGBank đổi lấy 1 cổ phiếu của Vietinbank.

Theo Lãnh đạo PGBank, việc tái cơ cấu PGBank dựa trên chủ trương của Chính phủ trong việc đẩy mạnh tái cấu trúc ngành ngân hàng Việt Nam, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giảm tỷ lệ sở hữu của Petrolimex tại PGBank xuống 20% trong năm 2015 và nhu cầu của PGBank cũng như thiện chí của Vietinbank.

Như vậy, nếu cổ đông của PGBank đồng thuận phương án sáp nhập, đề án sáp nhập sẽ được trình các cơ quan chức năng chấp thuận nguyên tắc. HĐQT PGBank sau đó sẽ trình ĐHCĐ xem xét quyết định chính thức.

Đến 31/12/2013, tổng dư nợ quá hạn của PGBank là 2.187 tỷ đồng, giảm 632 tỷ đồng so với 2012. Trong đó nợ xấu là 413 tỷ đồng, giảm 750 tỷ đồng so với 2012, tương ứng tỷ lệ là 2,98%, giảm 5,5% so với 2012. Ngân hàng đã bán nợ cho VAMC là 752 tỷ đồng, xử lý và thu hồi nợ là 629 tỷ đồng.

Tái cơ cấu ngân hàng để vực dậy niềm tin thị trường

(Baodautu.vn) Ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, là nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế nước ta năm 2014 - 2015. Tái cơ cấu ngân hàng nhìn từ chuyển động kinh tế vĩ mô M&A ngân hàng không chỉ là phép cộng

Tin liên quan
Tin khác