Theo đó, Cần Thơ xác định chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp theo hướng tăng dần cơ cấu công nghiệp công nghệ cao, sắp xếp các nhóm ngành công nghiệp theo mức độ ưu tiên để phân bổ hợp lý các nguồn lực theo thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực và địa phương.
Phát triển TP. Cần Thơ trở thành trung tâm công nghiệp của vùng ÐBSCL. Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng dần cơ cấu các ngành công nghiệp ưu tiên và ngành công nghiệp đem lại giá trị gia tăng cao nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, làm nền tảng cho hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến của các địa phương khác theo phân khu chức năng của vùng...
Phát triển Sáng tạo khởi nghiệp về công nghiệp chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp đang được triển khai hiệu quả tại TP. Cần Thơ |
Mục tiêu của Ðề án là thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp nhằm phát triển các ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp chủ lực (chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản; sản xuất hóa chất (dược phẩm, phân bón, cao su, nhựa); công nghiệp công nghệ cao (điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin...); cơ khí chế tạo, vật liệu mới; năng lượng mới và năng lượng tái tạo và nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025: tập trung phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này là 75.000-80.000 tỷ đồng.
Từ năm 2026-2030, tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp chủ lực và ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này từ 90.000-100.000 tỷ đồng.