Doanh nghiệp
“Phù thủy” Trần Bảo Minh: Chỉ lỗ vài trăm tỷ là IDP đã quá thành công trong ngành sữa
Anh Hoa - 11/07/2020 08:56
Cựu Tổng giám đốc IDP cho rằng, mất cả ngàn tỷ mà làm ra được một công ty sữa như IDP hiện nay thì sẽ có rất nhiều đại gia Việt Nam sẵn sàng bỏ tiền ra làm ngay

Đó là phản ứng của ông Trần Bảo Minh, Cựu Tổng giám đốc CTCP Sữa Quốc tế (IDP), người được ví là “phù thủy” marketing trong ngành hàng tiêu dùng, sữa trước thông tin IDP sắp đổi chủ và lỗ lớn 5 năm qua khi có sự hiện diện của VinaCapital và ông.

“Không có ai điên khi đi mua một công ty lỗ lớn như IDP. Thậm chí VinaCapital bán IDP còn có lãi và những nhà đầu tư mua được cũng lãi lớn”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, IDP thực chất có một thương hiệu rất độc đáo là KUN cho đối tượng trẻ em. “Thương hiệu này không có đối thủ xứng tầm trong phân khúc trẻ em độ tuổi từ 5 tới 8. Giờ IDP mạnh và cạnh tranh sòng phẳng được là nhờ một thương hiệu duy nhất là KUN, cũng là đứa con do chính tôi sinh ra và nuôi nó lớn lên”, ông Minh nói.

Trước đó, phiên họp bất thường của Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) đã thông qua hai nội dung quan trọng về nhân sự hội đồng quản trị và việc chào mua công khai với nhà đầu tư khác.

“Love’in Farm là sản phẩm đầu tay tại IDP được Trần Bảo Minh xây dựng 

Cụ thể, các cổ đông của IDP đã thông qua nội dung cho Công ty cổ phần Blue Point mua đến 90% cổ phần mà không cần chào mua công khai. Thời gian thực hiện sau khi IDP đăng ký và trở thành công ty đại chúng, dự kiến trong tháng 12/2020.

Blue Point được thành lập cuối năm 2015 do ông Nguyễn Hữu Thành (sinh năm 1975) là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Cuối năm 2019, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) mua xong 79,5 triệu cổ phiếu GTN của Công ty cổ phần GTNFoods, tăng tỷ lệ sở hữu từ 43,17% lên 75%. Sau giao dịch, Vinamilk chính thức thành công ty mẹ của GTNFoods, qua đó gián tiếp sở hữu 51% quyền biểu quyết tại Sữa Mộc Châu.

Việc thâu tóm GTNFoods và Sữa Mộc Châu được xem là bước đi giúp Vinamilk mở rộng hệ sinh thái, thị phần khi tốc độ tăng trưởng của đại gia ngành sữa có dấu hiệu chững lại so với trước đây.

Ngoài ra, các cổ đông của IDP cũng thông qua việc miễn nhiệm hai thành viên Hội đồng quản trị là ông Jumpei Nakamura và ông Nguyễn Tuấn Dũng. Đồng thời bổ nhiệm hai nhân sự thay thế là ông Tô Hải, tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt và ông Hồ Sĩ Tuấn Phát, tổng giám đốc Lothamilk.

Hai cổ đông lớn nhất của IDP hiện nay là liên doanh VinaCapital và Daiwa PI Partners. Theo báo cáo giao dịch mới đây, đến cuối tháng 6, hai tổ chức liên quan đến VinaCapital là Howard Holdings và Turnbull Holding sở hữu lần lượt là 54,8% và 10,5% vốn của IDP. Ngày 3/7, Howard Holdings đã chuyển nhượng hơn 28% cổ phần IDP, giảm sở hữu xuống còn 26,5%.

IDP thành lập năm 2004 tại Chương Mỹ, Hà Nội. Năm 2010, công ty thành lập nhà máy thứ hai tại Ba Vì, trở thành một trong những doanh nghiệp sữa tầm trung, có sức ảnh hưởng tại thị trường phía Bắc với những thương hiệu chính là Sữa Ba Vì và Love’in Farm.

Năm 2014, IDP nhận khoản đầu tư 75 triệu USD từ VinaCapital và Tập đoàn đầu tư Daiwa (Nhật Bản) với hy vọng bật lên từ phân khúc tầm trung để lọt vào nhóm dẫn đầu trên thị trường. Tuy nhiên, dù chi mạnh tay cho marketing, kết quả kinh doanh của IDP vẫn không tăng trưởng nhanh như kỳ vọng.

Theo báo cáo cập nhật hàng năm từ VinaCapital - cổ đông lớn nhất của IDP, doanh thu của công ty này đạt đỉnh trong hai năm đầu nhận đầu tư với thời điểm cao nhất gần 1.900 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai năm tiếp theo, doanh thu của công ty thu hẹp còn khoảng 1.300-1.400 tỷ đồng và phát sinh khoản lỗ lớn.

Giai đoạn 2018 - 2019, kết quả tái cơ cấu mang lại những nét tích cực khi công ty có lãi trở lại với doanh thu tăng trưởng trưởng hai chữ số.

Tin liên quan
Tin khác