- Lâm Đồng mạnh tay xử lý hệ thống điện mặt trời “ký sinh” trong khu công nghiệp
- Lâm Đồng yêu cầu tháo gỡ toàn bộ hệ thống điện mặt trời “ký sinh”
- Ứng dụng điện mặt trời áp mái, cơ hội thúc đẩy năng lượng xanh cho doanh nghiệp
- CME Solar và Sumitomo Forestry ký kết hợp tác lắp đặt điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Một trang trại nông nghiệp công nghệ cao có sử dụng điện mặt trời áp mái tại tỉnh Phú Yên. Nguồn: VTEK. |
Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII, đại biểu Đỗ Thị Như Tình chất vấn về tình hình đầu tư điện mặt trời áp mái dưới hình thức các dư án trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh chưa rõ ràng, có hiện tượng “đội lốt trang trại để làm điện mặt trời”.
Thông tin về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho hay, đến tháng 6/2023, trên địa bàn tỉnh có 102 trang trại nông nghiệp (gồm 29 trang trại trồng trọt, 64 trang trại chăn nuôi, 5 trang trại lâm nghiệp, 4 trang trại tổng hợp).
Theo kết quả kiểm tra việc đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, trên địa bàn tỉnh có 21 trang trại. Trong đó, có 2 dự án trang trại được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, 12 trang trại được UBND cấp huyện đồng ý chủ trương đầu tư, 5 trang trại được UBND cấp xã xác nhận, 2 trang trại được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp phép đầu tư.
Qua báo cáo của huyện, xã và khảo sát thực tế tại trang tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy về văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trang trại của cấp có thẩm quyền thì không có hạng mục điện áp mái. Tuy nhiên, thực tế hạng mục điện áp mái các trang trại là hạng mục lớn, hạng mục chính của các trang trại.
Về mục đích sử dụng đất tại trang trại, cơ sở sử dụng có lắp điện mặt trời là đất nông nghiệp khác.
Về hiệu quả đầu tư, theo ông Tùng, việc đầu tư trồng trọt (nấm, cây dược liệu...) chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức...cây trồng mật độ thưa, kém phát triển và chết nhiều; có một số trang trại thực tế triển khai chưa đúng theo nội dung chủ trương đầu tư được cấp thẩm quyền chấp thuận.
Về giải pháp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị UBND cấp huyện, cần tăng cường kiểm tra rà soát tình hình hoạt động các trang trại trên địa bàn huyện, đảm bảo nội dung đầu tư đúng theo chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Các chủ trang trại cần tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
Trước tình trạng lắp đặt điện mặt trời trên các mái nhà trang trại, ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, quan điểm của UBND tỉnh khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, cũng như kết hợp sản xuất điện mặt trời áp mái.
Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông xây dựng đề án phát triển nông nghiệp và đề án phát triển cây ăn quả; trong đó chú trọng phát triển quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại; qua đó giúp cho các hộ dân, các trang trại phát triển sản xuất kinh doanh đúng định hướng, hiệu quả cao.
“UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp lợi dụng sản xuất điện mặt trời trên mái nhà, các công trình trang trại thực hiện trái quy định”, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên khẳng định.