Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng cụ thể phương án phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Theo Quy hoạch, hai khu kinh tế có tổng diện tích 61.200 ha.
Khu kinh tế mở Chu Lai là khu kinh tế ven biển, có diện tích 27.040 ha, nằm tại các địa phương Tam Kỳ, Thăng Bình, Núi Thành của tỉnh Quảng Nam.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang là khu kinh tế cửa khẩu, có diện tích 34.160 ha. Được thành lập tại Quyết định số 211/2006/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô 31.060 ha; định hướng mở rộng về phía Đông, dọc theo tuyến Quốc lộ 14D, quy mô mở rộng khoảng 3.100 ha.
Theo Quy hoạch, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát triển 2 khu kinh tế trọng điểm là Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Khu kinh tế mở Chu Lai phát triển theo hướng khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực. |
Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ thu hút nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để phát triển theo hướng khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực.
Khu kinh tế này trở thành một trong những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng và cả nước với đột phá chính là ngành cơ khí lắp ráp, chế tạo ô tô, điện khí và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tự động hóa, điện tử và các sản phẩm sau khí quy mô quốc gia.
Tại Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ hình thành trung tâm chế biến dược liệu quốc gia, trung tâm công nghiệp silica của khu vực miền Trung. Khai thác tối đa công năng và năng lực của hệ thống cảng biển, sân bay.
Ngoài ra, phát triển các khu phi thuế quan gắn với cảng biển, sân bay là các trung tâm sản xuất, gia công, chế tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao và các hoạt động thương mại, dịch vụ đặc thù. Hình thành các đô thị mới hiện đại, sinh thái; các khu du lịch cao cấp.
Cửa khẩu quốc tế Nam Giang. |
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang, được xác định là khu kinh tế logistics, cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kết nối với vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua tuyến đường bộ hành lang quốc tế Đông - Tây.
Sẽ xây dựng cảng cạn gắn với hệ thống cảng biển Quảng Nam, TP.Đà Nẵng và , Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); đẩy mạnh các hoạt động kho bãi, phân loại, đóng gói, trung chuyển... sử dụng lực lượng lao động tại chỗ là chủ yếu.