Xứ Quảng vươn mình
Sở hữu lợi thế lớn về vị trí và hạ tầng giao thông khi nằm trên các tuyến đường trọng điểm thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung giúp Quảng Nam tạo “đường băng” cho kinh tế “cất cánh”. Đây là tỉnh duy nhất có đường biên giới quốc tế, có bờ biển dài 125 km với nhiều bãi biển đẹp.
Đặc biệt, hạ tầng giao thông được kết nối hoàn thiện bậc nhất với các tuyến đường bộ huyết mạch (Quốc lộ 1A, đường ven biển Đà Nẵng – Chu Lai, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi …); đường không (nằm giữa hai sân bay quốc tế Đà Nẵng và Chu Lai); đường thủy (2 cảng nước sâu Dung Quất, Kỳ Hà và cận kề cảng Tiên Sa).
Quảng Nam đang vươn mình trỗi dậy trở thành một trong những “đầu tàu” kinh tế của vùng duyên hải miền Trung (ảnh Cổng TT điện tử tỉnh) |
Quảng Nam đang từng bước khẳng định vị thế thủ phủ công nghiệp miền Trung. Bên cạnh Khu kinh tế mở Chu Lai là hệ thống các khu – cụm công nghiệp lớn như Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc… thu hút hàng chục thương hiệu công nghiệp hàng đầu trong nước và thế giới. Giai đoạn 2016-2020, GRDP bình quân 10,7%/năm, đạt tăng trưởng đứng thứ 2 của vùng duyên hải miền Trung. Toàn tỉnh hiện có 173 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 5,54 tỷ USD. Quảng Nam đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5% - 8%/năm, thu nhập bình quân từ 110 - 113 triệu đồng/người/năm trong 05 năm tới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và bền vững tất yếu đặt ra cho Quảng Nam bài toán về mở rộng không gian đô thị. Mặt khác, công nghiệp phát triển nhanh, lượng chuyên gia và lao động chất lượng cao tăng cũng đòi hỏi nhu cầu ngày càng lớn về nhà ở cao cấp. Đây chính là “gợi ý”, là cơ hội cho những nhà đầu tư bất động sản vào thị trường tiềm năng này.
Thấy gì từ bức tranh đô thị Quảng Nam?
Quảng Nam hiện có 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An. Dù Tam Kỳ dễ dàng mở rộng diện tích còn Hội An vướng quy hoạch bảo tồn phố cổ, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng việc phát triển không gian đô thị chất lượng nhất sẽ mở ra chủ yếu tại Hội An. Bởi khu vực này hội tụ cả 2 yếu tố: tiềm lực tăng trưởng kinh tế và giá trị độc tôn của vùng đất di sản.
Khu vực vùng trung tâm Hội An sẽ là tâm điểm mở rộng không gian đô thị Quảng Nam trong thời gian tới |
Thời gian gần gây thị trường bất động sản Quảng Nam đã và đang chứng kiến sự đầu tư kiên định của các “ông lớn” vào Hội An như: Vingroup, Đạt Phương, BRG, Vinacapital… Trong đó, sự xuất hiện lần đầu tiên của casino quốc tế tại Hội An giữa năm 2020 hứa hẹn tạo ra điểm nhấn mới lạ thu hút du khách nước ngoài, đặc biệt sau khi dịch Covid 19 được khống chế và các đường bay quốc tế được nối lại.
Các chuyên gia dự báo, với sức bật về kinh tế cùng giá trị độc tôn của vùng di sản, thị trường Hội An sẽ tiếp tục tạo ra sức hút lớn. Tuy nhiên đây là vùng di sản nên Hội An sẽ rất “kén” nhà đầu tư và “kén” loại hình sản phẩm.
Đô thị ở với pháp lý sở hữu lâu dài, mang phong cách resort là nét đẹp mới trong bức tranh phát triển của Hội An |
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Tại các địa phương có thế mạnh về du lịch đang chứng kiến sự xuất hiện các dự án bất động sản theo mô hình mới - khu đô thị mang phong cách resort.
Đây là những khu đô thị ở cao cấp với pháp lý sở hữu lâu dài nhưng được phát triển theo hướng “đa chức năng”, phù hợp để kinh doanh du lịch. Mô hình này, nếu áp dụng ở Hội An sẽ rất tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Theo đó, ông Đính lưu ý: “Khi phát triển dự án cần tính toán kỹ và tuyệt đối tôn trọng quy hoạch, tránh xâm hại tới lõi đô thị cổ, các công trình cổ và thiết kế cần giữ nguyên bản sắc, nét văn hóa của vùng đất di sản. Vì nếu đánh mất giá trị này thì Hội An sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh”.
Với sức hấp dẫn từ lợi thế kép: đón đầu giai đoạn tăng tốc kinh tế và lợi thế không thể chỉ định giá bằng vật chất mà vùng đất di sản mang lại, thị trường bất động sản Quảng Nam sẵn sàng “bung sức” trong một chu kỳ tăng trưởng nhộn nhịp mới.