Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 kiểm tra hóa chất nhập khẩu. Ảnh: T.Hòa |
Theo đó, các khoản lệ phí cấp giấy phép trong hoạt động hóa chất có mức thu là 200.000 đồng/cấp mới và 100.000 đồng/lần cấp sửa đổi, bổ sung.
Các khoản lệ phí bao gồm lệ phí cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; lệ phí cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu; lệ phí cấp Giấy xác nhận khai báo hóa chất sản xuất; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ; lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu hóa chất; lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp...
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quy định các mức thu phí trong hoạt động hóa chất.
Cụ thể: Phí phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 36 triệu đồng/bộ hồ sơ; phí phê duyệt Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là 8 triệu đồng/bộ hồ sơ.
Các khoản phí thẩm định để cấp các loại Giấy phép được quy định chung ở mức 1,2 triệu đồng/giấy phép.
Cơ quan thu lệ phí trong hoạt động hóa chất phải nộp 100% tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí trong hoạt động hóa chất được ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.
Cơ quan thu phí trong hoạt động hóa chất được để lại 90% trên số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí. Số tiền còn lại 10% cơ quan thu phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực từ 20/7/2015.