- Bộ GTVT thúc các địa phương tăng tốc chuẩn bị đầu tư đường vành đai 4 Tp.HCM
- Giao đầu mối triển khai đầu tư gần 200 km Dự án tuyến vành đai 4 TP.HCM
- Long An đề xuất chỉnh hướng tuyến Vành đai 4, TP.HCM để giảm 13.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng
- Thống nhất quy mô xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM giai đoạn 1
Ngày 29/8, UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị khẩn trương phối hợp với Thành phố để hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường Vành đai 4, TP.HCM.
Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4, TP.HCM đi qua các địa phương |
UBND TP.HCM cho biết, ngày 26/8/2024, tại buổi làm việc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với lãnh đạo UBND các tỉnh, Thành phố liên quan về tình hình triển khai Dự án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề nghị TP.HCM chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh có dự án đi qua hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho tổng thể toàn tuyến với chiều dài 207 km, để trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
Sau đó, Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp vào tháng 10/2024.
Về chủ trương đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xác định các dự án thành phần đi qua tỉnh nào thì giao cho địa phương đó tổ chức thực hiện (tương tự như xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM).
Vì vậy, để kịp thời triển khai, đáp ứng tiến độ cấp bách, UBND Thành phố đề nghị các UBND các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/9.
Theo báo cáo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của các địa phương, tổng chiều dài tuyến Vành đai 4 TP.HCM là 207 km. Trong đó, đoạn đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu 18,2 km; Đồng Nai 45,5 km; Bình Dương 47,4 km; TP.HCM: 17,3 km; Long An: 78,3 km.
Dự án được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe cao tốc.
Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) là 128.063 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 76.772 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 51.291 tỷ đồng.
Phân chia mức đầu tư từng đoạn qua các địa phương thì Bà Rịa-Vũng Tàu 7.972 tỷ đồng; Đồng Nai 19.151 tỷ đồng; Bình Dương 19.827 tỷ đồng; TP.HCM 14.089 tỷ đồng; cao nhất là đoạn qua Long An 67.024 tỷ đồng.