Chuyển động thị trường
Sẽ có nguồn vốn lớn từ Singapore vào BĐS Việt Nam?
- 31/05/2014 08:12
TIN LIÊN QUAN

 

TIN LIÊN QUAN
CapitaLand: Thắng xong cao cấp, ập vào tầm trung
Bất động sản Singapore: An toàn và sinh lời tốt
Keppel Land lập liên doanh xây khu đô thị tại Hà Nội
Đại gia địa ốc quốc tế 'săn' khách Việt
Chiều nay (30/11) Far East chào bán 3 dự án triệu đô Singpore tại Hà Nội
Far East (Singapore) đặt chân đến Việt Nam
Quan hệ Việt Nam- Singapore có bước tiến mạnh mẽ
 

 
  Doanh nghiệp Singapore đang quan tâm tới việc phát triển dự án bất động sả n tại Việt Nam.  

Đó là chia sẻ của bà Tricia Teo, Giám đốc điều hành Tập đoàn Đầu tư tư vấn bất động sản quốc tế (SLP Group Singapore) trong chương trình tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam.

SLP Group (Singapore) vừa có buổi làm việc đã làm việc với Hiệp hội bất động sản Việt Nam (Vnrea) và thăm một số dự án để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia bất động sản Singapore, không chỉ SLP mà nhiều nhà đầu tư từ Singapore đều mong muốn đón đầu cơ hội tại thị trường bất động sản Việt Nam một khi Chính phủ thông qua chính sách mở cửa cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đây.

Bởi lẽ, “hiện giá nhà đất tại Việt Nam vẫn được cho là khá hấp dẫn và cân đối với nguồn tiền đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài thường sẵn có nguồn vốn, quỹ đầu tư bất động sản riêng biệt, có chiến lược phát triển rõ ràng và đội ngũ chuyên nghiệp”, bà Tricia Teo, CEO SLP Group phân tích.

Bên cạnh đó, cũng theo bà Teo, một nguyên nhân nữa khiến các nhà đầu tư Singapore quan tâm đến các dự án bất động sản tại Việt Nam là do thị trường bất động sản tại nước này đã gần như bão hòa.

Quỹ đất vốn hạn hẹp của quốc đảo này đã gần như không còn để phục vụ mục đích mở rộng đầu tư phát triển các dự án.

Do vậy, nếu muốn tồn tại và phát triển hơn nữa, tất yếu các nhà đầu tư phải chuyển hướng ra thị trường ngoài nước và Việt Nam là một điểm đến khá hấp dẫn. 

Tuy nhiên, theo SLP, hiện các doanh nghiệp Singapore vẫn chỉ muốn tìm kiếm chủ đầu tư tại Việt Nam để cùng góp vốn đầu tư thay vì việc sẽ phát triển dự án bất động sản mới. 

"Khi Chính phủ Việt Nam mở cửa chính sách cho người nước ngoài mua nhà sẽ là thời điểm các doanh nghiệp Singapore chính thức mở rộng đầu tư", đại diện các doanh nghiệp Singapore nhấn mạnh.

Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, trong vài năm qua các nhà đầu tư đến từ Singapore vẫn không ngừng quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam 

Thậm chí, các ý kiến lạc quan hơn còn dự báo rằng, sẽ lại có dòng vốn lớn từ Singapore đổ vào Việt Nam trong nay mai. 

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho thấy, tính riêng 5 tháng đầu năm 2014, Singapore vẫn thuộc nhóm đầu (xếp thứ 4) các quốc gia đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam. 

Theo đó, các nhà đầu tư Singapore đã đăng ký rót hơn 513 triệu USD vốn đầu tư vào 37 lượt dự án tại Việt Nam.

Mặc dù thị trường bất động sản gặp khó kéo dài nhưng hoạt động đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp Singapore vẫn cho “quả ngọt”.

Do đó, nhiều tên tuổi trong giới bất động sản Singapore vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội để mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Đáng chú ý nhất phải kể đến Tập đoàn CapitaLand với dấu ấn thành công gần đây trên thị trường bằng 2 dự án khá “hot” là Mulbery Lane (Hà Đông, Hà Nội) và The Vista (quận 2, TP. HCM). 

Ước tính đến nay, CapitaLand đã đổ vào Việt Nam khoảng 1,2 tỷ USD đầu tư phát triển các dự án nhà ở và khoảng 200 triệu USD cho Ascott (một công ty con chuyên kinh doanh loại hình căn hộ dịch vụ).

Đầu năm 2014, một nhà đầu tư khác của Singapore là Keppel Land (đang sở hữu nhiều dự án bất động sản đình đám tại Việt Nam) cũng đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư với dự án khu đô thị Hanoi WestGate, quy mô hơn 52ha, tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD.

Dự án này nằm ngay trên mặt Đại lộ Thăng Long (địa phận huyện Quốc Oai), cửa ngõ phía Tây của Hà Nội.

Trước đó, năm 2013, Mapletree, thành viên của Tập đoàn Temasek Singapore cũng đã mua lại tòa cao ốc văn phòng Centre Point (TP. HCM) từ Japan Asia Vietnam, một quỹ đầu tư từ Nhật, với trị giá thương vụ vào khoảng 54 triệu USD.

Tin liên quan
Tin khác