Cả SHS và SHB đều do "bầu" Hiển làm chủ tịch |
Đến thời điểm ngày 30/6/2014, Công ty đã đầu tư vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) với số tiền 203.631.247.079 đồng, tỷ lệ 23,55% trên vốn chủ sở hữu của Công ty (tại ngày 31/12/2013 tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu của SHB là 26,15% trên vốn chủ sở hữu)
Tỷ lệ đầu tư này của SHS tại SHB vượt quá tỷ lệ về hạn chế đầu tư quy định tại Khoản 4e, Điều 44, Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập Công ty chứng khoán.
Theo giải trình của SHS, các khoản đầu tư này hầu hết được mua cuối năm 2010, tức trước thời điểm Thông tư 210 có hiệu lực.
Từ đó đến nay, SHS đã nỗ lực giảm tỷ lệ đầu tư từ 26,15% xuống 23,55% mặc dù có một số yếu tố khách quan không thuận lợi. Bên cạnh đó, ngày 8/8/2014, SHS đã gửi Công văn số 621/2014/CV-SHS cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Vụ Thanh tra) và đưa ra lộ trình với cam kết chắc chắn rằng sẽ tuân thủ quy định chậm nhất vào ngày 31/12/2014.
Hiện tại, cả SHS và SHB đều do ông Nguyễn Quang Hiển (thường được biết đến với cách gọi là bầu Hiển) làm chủ tịch.
Ông Hiển hiện cũng là Chủ tịch của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T. Trong khi đó, T&T hiện cũng là cổ đông lớn tại cả SHS và SHB.
SHS thoát nạn ôm 3,5 triệu cổ phần ế của GMC () Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã SHS-HNX) vừa thắng kiện trong vụ án tranh chấp hợp đồng bảo lãnh phát hành với Công ty Cổ phần Ôtô Giải phóng - GMC (mã GGG-HNX). |
Dòng tiền sẽ hướng tới nhóm cổ phiếu nào? () Các thông tin về biển Đông liên tục là chủ đề nóng trong tuần qua. Tin “xấu” đã phản ánh vào việc sụt giảm giá quá mạnh trên thị trường, khiến nhiều cổ phiếu về gần ngưỡng hỗ trợ. Sau khủng hoảng này, nhóm cổ phiếu ngành nào sẽ thu hút dòng tiền? |
Chí Tín