Theo Nikkei trong 9 tháng đầu năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư mạo hiểm lĩnh vực Fintech trong khu vực dành cho Việt Nam đạt 36%, tăng lên mạnh mẽ từ con số 0,4% của năm 2018.
Singapore nước dẫn đầu chiếm tỷ trọng 51%, giảm xuống từ 53% của năm ngoái. Nằm trong Top 3 Indonesia chứng kiến sụt giảm lớn nhất khi năm nay chỉ nhận 12% trong tổng vốn đầu tư. Con số của năm ngoái đạt 37%.
"Ở Việt Nam, thị trường thanh toán đang dẫn đầu", Wong Wanyu, người đứng đầu mảng fintech ở PwC Singapore, nhận định.
Theo báo cáo FinTech in ASEAN Công ty giải pháp thanh toán VNPay của Việt Nam hiện là startup nhận được vốn đầu tư lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. |
Với tốc độ tăng trưởng thường niên lên tới hai con số, thanh toán điện tử được kỳ vọng sẽ phục vụ một nửa số lượng giao dịch được thực hiện cho tới thời điểm năm 2025 để vượt qua mốc dung lượng 1 nghìn tỷ USD.
Đây cũng là thời điểm các công ty Fintech có thể tiếp cận được với 300 triệu người trưởng thành ở Đông Nam Á nhưng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan tới tín dụng, đầu tư và bảo hiểm.
Sau khi thu hút 35 triệu vốn đầu tư mạo hiểm vào năm 2014, tổng đầu tư vào các công ty Fintech ở Đông Nam Á đã tăng vọt trong 5 năm trở lại đây, chạm mốc 679 triệu USD vào năm 2018. Đến thời điểm hiện tại của năm 2019, con số này đã vượt mốc 1,14 tỷ USD.
Singapore hiện tại vẫn là mảnh đất màu mỡ nhất về số lượng công ty Fintech khi chiếm tới 45% trong tổng số công ty ở khu vực. Các công ty fintech ở Singapore được phân bổ đều trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó trội hơn là các lĩnh vực công nghệ bảo hiểm, thanh toán và tài chính cá nhân.
Song xét về khả năng thu hút vốn, công ty giải pháp thanh toán VNPay của Việt Nam hiện là startup đứng đầu trong báo cáo FinTech in ASEAN. Năm nay, các khoản đầu tư được công bố đã chạm mốc 300 triệu USD.
Singapore Life, một startup bảo hiểm của Singapore, đứng thứ hai với 110,3 triệu USD đầu tư, trong khi đó ví điện tử Momo đứng thứ ba với 100 triệu USD.
Nền tảng thanh toán đa quốc gia Akulaku là startup của Indonesia có thành tích ấn tượng nhất và cùng đứng thứ 5 với công ty kế toán – tài chính Deskera của Singapore với 40 triệu USD đầu tư.
Tất cả các công ty Fintech được đầu tư nhiều nhất trong báo cáo đều nằm ở Việt Nam, Singapore hoặc Indonesia.
Thái Lan, Malaysia và Philippines trong khi đó chỉ chiếm chưa đến 2% tổng vốn đầu tư vào Fintech của khu vực Đông Nam Á, giảm mạnh từ con số 10% năm 2018, cũng theo báo cáo FinTech in ASEAN.
Giới đầu tư cho rằng, số lượng dân số lớn chưa được ngân hàng phục vụ ở Việt Nam và Indonesia sẽ trở thành các thị trường tiềm năng.