Đầu tư
Tăng cường biện pháp phi công trình để đối phó nước biển dâng
Duy Hữu - 25/01/2015 19:02
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải với tỉnh Kiên Giang trong chuyến thị sát tình hình sạt lở, xâm thực của biển miền Tây mới đây.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hội đàm cấp cao về biến đổi khí hậu
Hà Lan hỗ trợ ĐBSCL chống biến đổi khí hậu
4 triệu euro hỗ trợ giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Tỉnh Kiên Giang có chiều dài bờ biển khoảng 200km và 82 cửa sông rạch kéo dài qua 8 huyện, thị. Trong những năm qua, quan trắc cho thấy mực nước biển dâng hàng năm 1cm và theo tính toán, nếu bước biển dâng cao 0,5m thì có hơn 50% diện tích tỉnh bị ngập, nước biển dâng cao 1m thì có 66% và nếu 1,5m thì có trên 95% diện tích bị ngập.

Hiện khu vực ven biển, rừng phòng hộ ven biển, việc bồi tụ, xói lở diễn ra phức tạp. Nhiều đoạn bờ biển đang bị sóng vỗ trực tiếp, gây xói lở nghiêm trọng, vào tận khu dân cư như ở Hòn Đất, An Biên, An Minh.

Trồng cây chắn sóng, tạo bãi bồi là giải pháp phòng chống xâm nhập mặn do nước biển dâng

Thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, Kiên Giang đã đầu tư một số dự án xây dựng, củng cố nhiều tuyến đê biển, xây dựng nhiều cống, trồng rừng phòng hộ, ngăn mặn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, đã bước đầu phát huy tác dụng tích cực trong bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện địa chất, địa mạo và đặc điểm thủy văn trong vùng hết sức phức tạp nên các biện pháp công trình có suất đầu tư lớn, rất tốn kém, việc huy động các nguồn vốn để thực hiện các dự án đê biển, thủy lợi trong vùng chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

Tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải với tỉnh Kiên Giang, Phó thủ tướng nêu rõ quan điểm, xây dựng đê bao và các công trình phòng chống lụt bão là quá trình lâu dài. Trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, để nâng cao năng lực sản xuất và phòng chống thiên tai, ngoài các giải pháp công trình, cần thực hiện nhiều hơn các giải pháp phi công trình có chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả cao và bền vững như trồng cây chắn sóng, tạo bãi bồi, quản lý vùng thiên tai, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai…Đặc biệt là đề án Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, rừng phòng hộ cần được chú trọng.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Kiên Giang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cụ thể các tác động của biến đổi khí hậu trong từng giai đoạn để rà soát, quy hoạch lại sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng, chẳng hạn khu vực nào tiếp tục trồng lúa, khu vực nào phải chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hải sản… vì nếu xâm nhập mặn vào sâu, diện tích trồng lúa có thể bị thu hẹp hơn hay nghiên cứu giống cây trồng có khả năng chịu mặn hơn.

Nâng vốn Quỹ Bảo vệ môi trường VN lên 1.000 tỷ

() Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường

(baodautu.vn) Theo ông Koos Neefjes, chuyên gia tư vấn chính sách cao cấp về biến đổi khí hậu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, việc đề cao vai trò của người dân và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc giám sát, bảo vệ môi trường trong các quy định của pháp luật sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững quốc gia. VDPF hướng tới tăng trưởng bền vững Tăng trưởng xanh phải đến từ đầu tư xanh

Tăng trưởng xanh phải đến từ đầu tư xanh

(baodautu.vn) Những hệ lụy do tăng trưởng nóng đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam đang đối mặt.

Tin liên quan
Tin khác