Ca tử vong số 91 là bệnh nhân 13881, 71 tuổi, địa chỉ: Vinh Tân, Vinh, Nghệ An. Người này có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, hội chứng cushing.
Làn sóng thứ 4 đã có 59 ca tử vong của bệnh nhân Covid-19. Cao hơn gần hai lần so với 3 làn sóng trước cộng lại. |
Số ca tử vong tăng nhanh
Ca tử vong số 92: Bệnh nhân 19182, 62 tuổi, địa chỉ: TP Thủ Đức, TP.HCM. Bệnh nhân có tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn tính, rung nhĩ mạn tính.
Ca tử vong số 93: Bệnh nhân 8581, 97 tuổi, địa chỉ: Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh. Người này có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm, không điều trị thường xuyên.
Ca tử vong số 94: Bệnh nhân 3180, 62 tuổi, địa chỉ: Hà Đông - Hà Nội. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tụy từ tháng 2 (có chỉ định phẫu thuật nhưng từ chối can thiệp xin về nhà dùng thuốc Nam), tăng huyết áp, đái tháo đường nhiều năm.
Trước đó, trong ngày 5/7, Bộ Y tế đã công bố 4 ca bệnh Covid-19. Như vậy, chỉ trong hai ngày 5-6/7, Bộ Y tế đã công bố 8 ca tử vong của bệnh nhân Covid-19.
Làn sóng thứ 4 đã có 59 ca tử vong của bệnh nhân Covid-19. Cao hơn gần hai lần so với 3 làn sóng trước cộng lại (3 làn sóng trước Việt Nam có 35 ca tử vong của bệnh nhân Covid-19).
Cân nhắc cho điều trị F0 nhẹ tại nhà
Trước việc tăng rất nhanh bệnh nhân Covid-19 tại các ổ dịch khiến các cơ sở y tế có nguy cơ rơi vào tình trạng quá tải, đề xuất điều trị F0 nhẹ, không có triệu trứng đang được chuyên gia đặt ra nhằm tập trung nguồn lực điều trị các ca bệnh nặng.
Một số chuyên gia khi được hỏi cho rằng, việc điều trị ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Việt Nam hiện tại cần huy động khá nhiều nhân lực, vật lực. Trong khi đó với các bệnh nhân nhẹ, nhân viên y tế hầu như không can thiệp đến người bệnh trong công tác chuyên môn, việc thường làm nhất là đo nhiệt độ và huyết áp.
Theo GS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), các thống kê hiện tại của Việt Nam, khoảng 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Tất cả đều được chuyển đến bệnh viện để cách ly dù họ hầu như không cần chăm sóc y tế. Điều này tạo áp lực khá lớn cho nhân viên y tế cũng như hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực cho bệnh viện dã chiến, khu điều trị.
“Tôi cho rằng F0 không có triệu trứng, F0 nhẹ, không nhất định điều trị tại bệnh viện, mà có thể cân nhắc tự cách ly tại nhà. Thay vào đó, hệ thống y tế cần tập trung F0 triệu chứng nặng, F0 có nguy cơ chuyển nặng cao", PGS Nhung cho biết.
Tuy vậy khi điều trị F0 tại nhà, theo chuyên gia, cần được quy định rõ như người dương tính với SARS-CoV-2 có sức khỏe tốt, không mắc bệnh nền nguy hiểm. Đặc biệt, gia đình F0 không có người cao tuổi, người có nguy cơ cao chuyển biến nặng khi mắc bệnh.
Người bệnh có hiểu biết về các biện pháp phòng, chống lây nhiễm virus và đồng ý ký cam kết nghiêm túc thực hiện cách ly, tuyệt đối không ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình vi phạm, để xảy ra lây nhiễm chéo.
Điều kiện cách ly tại nhà đảm bảo, phải có phòng cách ly riêng, khép kín, đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Về nguyên tắc, không gian ngủ nghỉ, ăn uống, vệ sinh của F0 phải đảm bảo an toàn cho người trong nhà.
Bệnh Covid-19 có diễn biến nhanh. Do đó, khi có biểu hiện bệnh nặng bất thường như huyết áp, nhịp tim, khó thở…, F0 cần nhanh chóng thông báo cho cán bộ y tế. Ngoài ra, vấn đề bố trí xe cấp cứu vận chuyển F0 đến cơ sở điều trị cần được xây dựng sẵn sàng.
Hiện nay, thống kê của ngành Y tế cho thấy tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 nhẹ chiếm khoảng 65-70%. Những trường hợp này ít triệu chứng, chỉ cần điều trị, cách ly thật tốt, điều trị thuốc nâng cao thể trạng miễn dịch, bảo đảm về điều kiện chăm sóc là sẽ khỏi bệnh.
Vậy trong trường hợp có 30.000 ca mắc, khoảng 19.500-21.000 trường hợp này sẽ không cần phải có đội ngũ các thầy thuốc quá chuyên sâu và máy móc thiết bị hiện đại để hỗ trợ điều trị.
Khoảng 20-25% bệnh nhân còn lại (khoảng 7.000-8.000 người) ở loại trung bình có thể chuyển về thể nhẹ hoặc diễn biến nặng cần phải có hệ thống điều trị hỗ trợ như theo dõi các diễn biến nguy cơ.
Bệnh nhân khi ấy cũng chưa cần thiết phải sử dụng hệ thống máy thở chức năng cao, ECMO, mà chủ yếu là cần theo dõi sát các chỉ số về hệ hô hấp, các chức năng, sốt, kết hợp các thuốc chống đông máu hay tăng cường miễn dịch, điều trị tích cực các bệnh nền, máy thở HFNC.
Còn lại khoảng 5-7% của 30.000 ca nhiễm là khoảng 1.500 người cần phải đầu tư kỹ thuật cao và nhân lực chuyên môn sâu để có thể can thiệp ECMO, thở máy, thở oxy trung tâm… Việc điều trị cho 5-7% này rất quan trọng, nhằm giảm tối đa tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Với đề xuất xem xét điều trị ca bệnh F0 nhẹ tại nhà theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, trường hợp Việt Nam có nhiều ca mắc, chẳng hạn số lượng lên tới 50.000 người thì việc xem xét điều trị tại nhà đối với F0, không có diễn biến nặng cũng nên cần được đặt ra để các nhà chuyên môn xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, phải đảm bảo các yêu cầu chuyên môn và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt để không lây nhiễm ra cộng đồng, an toàn cho người bệnh
Bên cạnh ý kiến đề xuất điều trị F0 tại nhà cũng có ý kiến không đồng tình cho hay ý thức chấp hành kỷ luật của nhiều người rất kém nên rất khó tự cách ly tuyệt đối.
Vì vậy, việc cách ly tại nhà không có sự giám sát của nhân viên y tế, khả năng lây rất cao nếu không có kiến thức về phòng tránh lây nhiễm.