Tài chính - Chứng khoán
Tăng thuế với đồ uống có cồn nên theo lộ trình
Hằng Như - 01/10/2014 16:25
 Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng rượu, bia và thuốc lá đang nóng trên các mặt báo sau khi Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tăng thuế đối với các mặt hàng này. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Stephane Gripon, Tổng giám đốc Công ty TNHH Diageo Việt Nam, chủ sở hữu các nhãn hàng nổi tiếng như Johnnie Walker, Ciroc, Smirnoff…. cho rằng việc tăng thuế nên có lộ trình theo từng giai đoạn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam là "quán quân uống bia" nên phải tăng thuế
“Cơ hội vàng” để Việt Nam tăng thuế thuốc lá
Thuế TTĐB với nước ngọt có gas có bất bình đẳng?
Đánh thuế nước ngọt có gas: Hiệu quả ở đâu?
Nước giải khát có gas chịu thuế như rượu, bia, mát xa?

Theo dự thảo, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối rượu từ 20 độ trở lên sẽ tăng từ 50% lên 65% và dưới 20 độ sẽ tăng từ 25% lên 35%. Những mức thuế mới này, nếu được chính thức áp dụng, có gây khó khăn  cho doanh nghiệp?

Chúng tôi hiểu rõ vai trò của chính sách thuế và ủng hộ những cách làm chính sách đơn giản, minh bạch và công bằng - một chính sách mà có thể cân bằng được mục tiêu của Chính phủ, sự phát triển của ngành công nghiệp và quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc Đề xuất tăng thuế khá cao như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính như Diageo nếu như không được triển khai một cách hợp lý.

   
  Ông Stephane Gripon, Tổng giám đốc Công ty TNHH Diageo Việt Nam  

Theo các cơ quan chức năng, 50%-60% lượng rượungoại trên thị trường là rượu lậu được nhập khẩu bất hợp pháp vào thị trường Việt Nam.Điều này có nghĩa là, Chính phủ thất thu rất lớn các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT…

Chúng tôi lo ngại rằng việc tăng thuế quá nhiều sẽ làm cho vấn nạn này ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến lợi ích của Chính phủ, ngành công nghiệp, người tiêu dùng và cả xã hội.

Cụ thể, tăng thuế sẽ tạo thêm cơ hội cho giới sản xuất và buôn rượu bất hợp pháp. Nguồn thu của Chính phủ sẽ không được tối ưu hóa do việc rò rỉ thuế, trong khi người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro cao hơn khi lượng rượu không rõ nguồn gốc tăng mạnh trên thị trường.

Dựa vào phân tích dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và Bảng xếp hạng rượu vang và rượu mạnh quốc tế (IWSR), có khoảng hơn 25 triệu thùng 9 lít là rượu tự nấu và rượu bất hợp pháp. Con số này cao hơn nhiều so với khoảng 4 triệu thùng của các loại rượu mạnh nội địa có thương hiệu và 1 triệu thùng các loại rượu mạnh ngoại nhập. Vì vậy, khi mở rộng diện chịu thuế, việc định ra mức thuế và phương thức đánh thuế đúng đắn là điều rất quan trọng.

Ông có ý kiến gì về lộ trình tăng thuế?

Bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến môi trường đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp, theo tôi, nên được thực hiện một cách  công bằng và thống nhất. Nếu Chính phủ đã quyết cho rằng cần phải tăng thuế TTĐB, thì việc thi hành nên sau thời điểm 1/1/2016 và theo từng giai đoạn trong vòng 3-4 năm sau đó, hơn là tăng đột ngột trong một lần. Quan trọng không kém là điều này nên được thực hiện công bằng và cùng thời điểm cho tất cả các loại thức uống có cồn từ rượu mạnh đến rượu vang và bia.

Thức uống có cồn là thức uống có chứa nồng độ cồn dù ít hay nhiều hay dưới dạng sản phẩm nào. Các loại thức uống đặc thù như bia, rượu vang và rượu mạnh đều có chứa lượng cồn, và có cùng tác động đến sức khỏe nếu không được tiêu thụ đúng mực. Theo đó, tất cả thức uống có cồn nên được áp dụng chung một lộ trình đánh thuế và không nên có phân biệt đối xử giữa các loại.

Chúng tôi nghĩ rằng việc tăng thuế theo từng giai đoạn như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những cú sốc không cần thiết và cho họ thời gian để xem xét lại các kế hoạch kinh doanh và nhân sự.

Theo ý kiến của ông thì thế nào là chính sách hợp lý cho thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm vừa giải quyết được các mối quan tâm của Chính phủ, vừa đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định và bền vững cho doanh nghiệp?

Chúng tôi hiểu rằng việc đánh thuế lên thức uống có cồn sẽ giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu về tăng thu ngân sách và giảm thiểu việc lạm dụng bia rượu. Trên thế giới đang áp dụng một cơ chế tính thuế đơn giản nhưng công khai, công bằng và có các mức thuế hợp lý. Một hệ thống thuế đơn giản nhất là hệ thống tính toán dựa trên dung tích.Phương thức này này rất minh bạch, giúp cho các cơ quan chức năngdễ dàngquản lý và tính thuế, và loại bỏ việc khai báo dưới giá thành và các thủ thuật khác liên quan đến giá trị khai báo.

Còn như thế nào là một mức thuế hợp lý? Tôi nghĩ điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng mấu chốt là, mức thuế đề ra phải mang lại nguồn thu ngân sách tối đa cho Chính phủ, tối đa hóa sựtuân thủ trong giới kinh doanh, đồng thời giảm thiểu các hoạt động phi pháp như gian lận thương mại, trốn thuế, nhập rượu lậu…

Điều này có nghĩa là hệ thống tính thuế này nên hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn chân chính và mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cần phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng trưởng thành – những người thực sự có được sự am hiểu trong lựa chọn thức uống có cồn.

Tin liên quan
Tin khác