Cụ thể, ngày 26/6 thí sinh làm thủ tục dự thi; ngày 27,28/6/2024 tổ chức coi thi; ngày 29/6/2024 dự phòng. Thời gian công bố kết quả thi dự kiến vào 8 giờ 00 ngày 17/7/2024.
Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. |
Trong tháng 4 và tháng 5/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức các Hội nghị tập huấn kỹ thuật về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cho tất cả các địa phương.
Các mốc thời gian cụ thể triển khai tổ chức kỳ thi từ cấp Bộ đến các địa phương được quy định cụ thể trong văn bản Hướng dẫn tổ chức kỳ thi.
Cũng về kỳ thi tốt nghiệp THPT, trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023, đặc biệt là giữ nguyên như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Bộ này chỉ thực hiện một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong Quy chế để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.
Cụ thể, quy định rõ các môn thi trong quy chế thi để thí sinh thuận lợi hơn trong công tác đăng ký. Để bảo đảm chế độ ưu tiên cho thí sinh tránh bị nhầm lẫn trong quá trình đăng ký thi, các đơn vị đăng ký dự thi có trách nhiệm tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận ưu tiên theo nơi thường trú cho thí sinh; yêu cầu thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin về tài khoản và mật khẩu.
Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của thí sinh trong Kỳ thi. Ngoài quy định các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi để phục vụ cho việc làm bài thi, thì điểm mới là bổ sung quy định cụ thể các vật dụng thí sinh bị cấm đem vào phòng thi. Các quy định đối với thí sinh chỉ thi 1 hoặc 2 môn thành phần trong bài thi tổ hợp (thí sinh tự do).
Về mặt nghiệp vụ chuyên môn công tác ra đề thi, bổ sung thêm các yêu cầu đối với khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách trong Kỳ thi.
Trong đó, làm rõ thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước đối với đề thi để thí sinh và các bên tham gia quá trình tổ chức thi nắm rõ và không vi phạm theo quy định bí mật nhà nước.
Đồng thời, quy định cụ thể trong quy chế các vòng của khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách và nhiệm vụ của các vòng để bảo đảm phù hợp với quá trình triển khai của các cá nhân và đơn vị tham gia tổ chức thi.
Quy chế cũng bổ sung danh mục các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn thi bài thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm để tạo sự công bằng cho thí sinh dự thi và các chứng chỉ ngoại ngữ đã được công nhận đến nay.
Ngoài ra, còn có một số thay đổi chủ yếu về mặt kỹ thuật khác của các hội đồng ra đề, coi thi, chấm thi hoặc đưa các nội dung từ hướng dẫn tổ chức thi mọi năm vào trong quy chế để tính thống nhất thực hiện cao hơn trong quá trình tổ chức thi.
Được biết, năm 2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới, trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình GDPT 2018.
Về cấu trúc, định dạng và mức độ phân hóa, đề thi cơ bản giữ ổn định với 4 cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; phù hợp với các mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Về nội dung, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006; có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt là các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.
Ngoài ra, trong các đề thi có những câu hỏi nhằm giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, xã hội, được xây dựng tiệm cận theo định hướng đánh giá năng lực người học giúp đánh giá được năng lực thí sinh một cách công bằng và chính xác.
Về dạng thức câu hỏi: môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, đề thi được xây dựng theo hướng khuyến khích học sinh phát huy tính sáng tạo, hạn chế văn mẫu. 14 môn còn lại thi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn A hoặc B, C, D.
Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của thí sinh trong Kỳ thi. Ngoài quy định các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi để phục vụ cho việc làm bài thi, thì điểm mới là bổ sung quy định cụ thể các vật dụng thí sinh bị cấm đem vào phòng thi. Các quy định đối với thí sinh chỉ thi 1 hoặc 2 môn thành phần trong bài thi tổ hợp (thí sinh tự do).
Về mặt nghiệp vụ chuyên môn công tác ra đề thi, bổ sung thêm các yêu cầu đối với khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách trong Kỳ thi.
Trong đó, làm rõ thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước đối với đề thi để thí sinh và các bên tham gia quá trình tổ chức thi nắm rõ và không vi phạm theo quy định bí mật nhà nước.
Đồng thời, quy định cụ thể trong quy chế các vòng của khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách và nhiệm vụ của các vòng để bảo đảm phù hợp với quá trình triển khai của các cá nhân và đơn vị tham gia tổ chức thi.
Quy chế cũng bổ sung danh mục các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn thi bài thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm để tạo sự công bằng cho thí sinh dự thi và các chứng chỉ ngoại ngữ đã được công nhận đến nay.
Ngoài ra, còn có một số thay đổi chủ yếu về mặt kỹ thuật khác của các hội đồng ra đề, coi thi, chấm thi hoặc đưa các nội dung từ hướng dẫn tổ chức thi mọi năm vào trong quy chế để tính thống nhất thực hiện cao hơn trong quá trình tổ chức thi.