Khi “địa phương là tương lai”
Theo thống kê của Bộ Công thương, thị phần bán lẻ hiện đại tại Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Dự kiến đến năm 2020, cả nước sẽ cần khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, đồng nghĩa với việc, mỗi năm sẽ cần thêm 550 siêu thị, 180 trung tâm thương mại (TTTM) và 157 trung tâm mua sắm. Những con số đầy tiềm năng này dường như trái ngược với thực tế “đìu hiu” của một số TTTM.
Lý do của thực tế này bắt nguồn từ việc, phần lớn các TTTM vẫn tập trung tại trung tâm TP. Hà Nội và TP.HCM, trong khi đó, thị trường ven đô và các tỉnh, thành phố khác hầu như vẫn còn bỏ ngỏ. Khai thác thị trường mới, nơi cầu vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ cả về lượng và chất, dường như là lời giải về phương hướng phát triển bền vững đối với các chủ đầu tư kênh bán lẻ hiện đại.
Vincom Retail đã nhanh chóng triển khai chiến lược “phủ sóng” thị trường các địa phương tiềm năng. |
Nắm bắt được xu hướng này, Vincom Retail – chủ sở hữu chuỗi TTTM Vincom nổi tiếng - đã nhanh chóng triển khai chiến lược “phủ sóng” các TTTM đến thị trường các địa phương tiềm năng như Đồng Nai, Cần Thơ... song song với các đô thị lớn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Hạ Long, Hà Nội và TP.HCM. Đây là những đô thị loại 1, loại 2 và các khu đô thị mới, vùng kinh tế trọng điểm – đang có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
Trong quý IV tới, Vincom sẽ khai trương Vincom Việt Trì (Phú Thọ), Vincom Long Xuyên (An Giang)… Trong những tháng đầu năm 2016 sẽ tiếp tục với Vincom Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Vincom Lý Bôn (TP. Thái Bình), Vincom Hùng Vương (TP. Huế)…
Chiến lược “win-win”
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, vị trí đẹp và thuận lợi trong giao thương luôn là một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và tỷ suất lợi nhuận cao. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng cũng góp phần tạo dựng niềm yêu thích và sự trung thành với nhãn hàng của khách hàng. Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế cần có tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư cả về tài chính và tâm huyết khi chọn lựa mỗi địa điểm kinh doanh. Với nhu cầu mở rộng kinh doanh đến các thị trường mới, việc đồng hành cùng các chủ đầu tư TTTM chính là phương thức giảm thiểu rủi ro và gia tăng hỗ trợ đối với các thương hiệu.
Bên cạnh vị trí đắc địa, sự phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương và thiết kế nhằm tối đa hóa không gian và tối ưu hóa tính tiện ích cũng là một trong các yếu tố quyết định thành công của một dự án thương mại bất động sản. Mô hình kết hợp giữa “one-stop-shopping” với “life-style center” là mô hình được áp dụng thành công tại các TTTM trên thế giới. Theo đó, một TTTM sẽ đem đến trải nghiệm mua sắm hoàn hảo cho khách hàng khi đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa ngành hàng (kết hợp giữa siêu thị tiêu dùng, siêu thị điện máy, khu mua sắm, ẩm thực, trung tâm vui chơi giải trí cho trẻ em, trung tâm thể dục thẩm mỹ, rạp chiếu phim…) cũng như thường xuyên làm mới bằng các sự kiện đa dạng, phong phú trong quá trình vận hành.
Sự hỗ trợ khách thuê linh hoạt và các sự kiện, lễ hội độc đáo diễn ra liên tục, những công trình độc đáo, mãn nhãn người tiêu dùng và kinh nghiệm vận hành TTTM với nền tảng thấu hiểu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng là những bí quyết làm nên sự thành công của các chủ đầu tư TTTM tại Việt Nam.