Trước diễn biến suy yếu của thị trường chứng khoán thế giới và áp lực từ vùng cản 1.220 điểm của VN-Index, mở cửa phiên, áp lực bán mạnh đã nhanh chóng khiến cho VN-Index rơi vào sắc đỏ với mức giảm hơn 10 điểm.
Thế nhưng lực cầu mạnh tiếp tục hỗ trợ tốt cho chiều phục hồi đã giúp cho VN-Index thu hẹp đà giảm xuống mức gần như đi ngang 0,01 điểm và tiếp tục dừng chân tại ngưỡng 1.218,09 điểm.
Thanh khoản khớp lệnh tiếp tục tăng mạnh khi đạt hơn 519 triệu đơn vị, tăng 5,3% so với phiên trước tương đương đạt hơn 10.419 tỷ đồng
Nhóm VN30 cũng có diễn biến giằng co dưới vùng tham chiếu và giảm nhẹ 0,01 điểm khi kết phiênnhưng phân hoá mạnh. Có 12 mã tăng giá nổi bật vẫn là BID (+3,7%), VNM (+2,1%), HPG (+1,1%), GAS (+0,9%), SSI (+0,8%)… Ở chiều ngược lại, 13 mã giảm giá, GVR (-2,6%), BVH (-2,3%), SAB (-2%), PLX (-1,9%), VRE (-1,4%) ...
Đà tăng của nhóm ngân hàng có phần chững lại khi nhiều mã quay đầu giảm điểm trong phiên như ACB (-1,2%); TPB (-0,72%); TPB (-072%); VCB (-1,05%).
Nhóm thủy sản giảm khá vào đầu phiên sáng đã quay trở lại trong phiên chiều và đóng cửa sắc xanh ở các cổ phiếu như VHC (+2,3%), ANV (+4,7%), IDI (+2,3%), CMX (+4,5%)...
Cổ phiếu chứng khoán tích cực nhất với sắc xanh trên phần lớn các mã như VND (+1,4%), SSI (+0,8%), VCI (+1,4%), HCM (+1,9%), SHS (+0,7%)...
Những nhóm ngành còn lại đa phần đều rơi vào trạng thái phân hóa mạnh như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, xây dựng, dầu khí. Tuy vậy, sắc đỏ dường như chiếm đa số trong các cổ phiếu.
Phiên hôm nay, diễn biến “giải cứu” của ITA thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư khi mới trước đó 2 phiên, cổ phiếu này bị bán mạnh với mức giá sàn kèm theo đó là thanh khoản lớn.
Bất ngờ trong phiên hôm nay ITA có lúc tăng trần, và đóng cửa tăng 6,49% và khối lượng cao nhất trong 3 tháng trở lại đây, khớp lệnh hơn 42 triệu cổ phiếu, nhiều nhất trên toàn thị trường.
Khối ngoại chuyển sang bán ròng nhẹ trên cả 2 sàn HNX và HSX với tổng giá trị đạt hơn 30 tỷ đồng trong hôm nay. Trong đó DPM bị bán ròng nhiều nhất gần 45 tỷ đồng và HPG 44 tỷ đồng. Còn ở chiều ngược lại CTG và BID lần lượt được mua ròng 42 tỷ đồng và 36 tỷ đồng.
Nhìn nhận diễn biến phiên này dòng tiền giữ được cân bằng nhưng có phần kém sắc khi lượng cổ phiếu giảm điểm chiếm quá phân nửa, có sự phân hoá rõ nét giữa các nhóm ngành. Điều này cho thấy rõ sự thận trọng của dòng tiền tại vùng quanh 1.220 điểm và có khả năng nguồn cung gia tăng đáng kể ở vùng cản này, gây áp lực cho thị trường.