Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội từ chiều 8/6. |
Vấn đề cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại (NHTM) đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề cập trong báo cáo vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn đã thông tin, trong các vấn đề dành cho người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp thứ ba này có một “bất ngờ”.
Đó là cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các NHTM, vấn đề được cho là đang thiếu rõ ràng, minh bạch, nhưng dường như hiếm xuất hiện, cả ở những phiên chất vấn nhiệm kỳ trước.
Ở báo cáo trên, Thống đốc cho biết, căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP lạm phát, hẳng năm Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của cả hệ thống tổ chức tín dụng, đồng thời có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Việc này bảo đảm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trong với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ ba giải pháp.
Một, xác định và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng.
Hai, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh , lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bât động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.
Ba, Thống đốc nêu rõ, nhắm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phân hạn chế “tín dụng đen”, ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp như đây mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư.
Tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đến ngày 31/5/2022, tín dụng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021, Thống đốc cập nhật kết quả.
Cụ thể hơn là 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn cùng kỳ và 3/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.
Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước khẳng định, việc thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc, tổ chức tín dụng có tình hình hoạt động an toàn, lành mạnh hơn sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn, qua đó, thúc đẩy tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động và các chỉ số an toàn hoạt động.
Bên cạnh đó, theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét một số yêu tố như mặt băng lãi suất huy động, cho vay, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềm ấn rủi ro, tiếp tục giảm mặt băng lãi suất cho vay.
Tại báo cáo, Thống đốc cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc. Như, năm 2022, sức ép tăng trưởng tín dụng lớn do cộng hưởng nhiều yếu tố: đầu tư công giải ngân vẫn còn chậm khiến nguồn vốn phục hồi kinh tế phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng; việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng trong năm 2022-2023 trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng và tỷ lệ tín dụng/GDP đã ở mức cao khiến công tác điều hành tín dụng gặp nhiều thách thức.
Nêu định hướng trong thời gian tới, Thống đốc trình bày, với áp lực lạm phát thời gian tới khá lớn, Ngân hàng nhà nước sẽ theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước để điều hành phù hợp. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và tình hình thị trường để có giải pháp điều hành phù hợp.