Ngân hàng - Bảo hiểm
Thông tư 36: Khó cũng phải làm
Vân Linh - 19/01/2015 09:31
Tuy có khó khăn nhất định với ngân hàng khi phải áp dụng chuẩn mới tại Thông tư 36, song theo nhận định của các chuyên gia tài chính và ngay cả lãnh đạo của một số nhà băng, để hướng đến thông lệ quốc tế, đảm bảo an toàn hoạt động thì phải thực hiện.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thông tư 36 lại nóng trước giờ G
Thông tư 36 tác động mạnh đến thị trường tài chính
Giải pháp thanh lọc cổ đông, tránh thao túng ngân hàng
NHNN quản chặt luồng vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2015, các ngân hàng vẫn sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn như cầu tín dụng yếu, sức khỏe các doanh nghiệp chưa thực sự phục hồi, nợ xấu vẫn cần tiếp tục được xử lý... Ngoài ra, các quy định của NHNN tại Thông tư 36 được thực hiện kể từ ngày 1/2 cũng là một thử thách lớn cho một số ngân hàng. Tuy nhiên, theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, tuy có khó khăn, nhưng muốn hội nhập hoàn toàn với kinh tế thế giới, các ngân hàng sẽ phải thực hiện các quy định này.

Các quy định của Thông tư 36 được đánh giá là định hướng đúng đắn để nâng cao chuẩn mực, độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì thế, theo nhận định của nhiều chuyên gia tài chính - tiền tệ, không nên trì hoãn việc nâng chuẩn của hệ thống thêm nữa, vì càng để lâu, chi phí để sửa chữa hệ thống sẽ càng lớn và sẽ mất nhiều thời gian hơn.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, không cần thiết phải hoãn việc áp dụng các quy định của Thông tư 36, vì trong các quy định đó, các NHTM cũng đã thực hiện được một phần. Bởi Thông tư 36 được nâng cấp từ Thông tư 13 để chuẩn hóa và phù hợp với các quy định của Basel II. Việc áp dụng các quy định của Thông tư 36 là cần thiết để các ngân hàng có thể tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, đảm bảo an toàn. Các quy định của Thông tư 36 hướng đến 6 mục tiêu cụ thể, bao gồm làm thế nào để hoạt động của ngân hàng an toàn hơn, khắc phục những tồn tại hiện tại của hệ thống ngân hàng, phát triển bền vững hơn và hướng tới các thông lệ quốc tế. Trong đó, có mục tiêu “siết” sở hữu chéo để đẩy mạnh việc tái cấu trúc ngân hàng, lành mạnh trong hệ thống.

Các quy định của Thông tư 36 khống chế mức độ sở hữu của một ngân hàng tại ngân hàng khác là không quá 5% và giới hạn tối đa được sở hữu đối với 2 tổ chức tín dụng, nhằm giảm sự chi phối, sở hữu chéo và thao túng của các cổ đông lớn trong hệ thống ngân hàng.

Các quy định của Thông tư 36 nhằm nâng cao chuẩn mực, độ an toàn cho hệ thống ngân hàng

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho rằng, Thông tư 36 tạo lập nên các chuẩn mực mới cao hơn về an toàn hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, bảo đảm phát triển bền vững hậu tái cơ cấu và hội nhập quốc tế. Trước quan ngại về sự ảnh hưởng của Thông tư 36 sắp có hiệu lực tới TTCK, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã bày tỏ quan điểm muốn NHNN lùi thời hạn áp dụng thông tư này. Tuy nhiên, theo NHNN, khoản 5 Điều 128 Luật Các TCTD 2010 quy định: “Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do NHNN quy định”. Mặt khác, để TTCK phát triển ổn định và bền vững, cần nguồn tiền thực, chứ không phải từ vốn tín dụng.

Để thống nhất các nội dung quy định liên quan đến an toàn hoạt động của các TCTD và trên cơ sở thực trạng cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của các TCTD và tình hình TTCK, khoản 3 Điều 14 Thông tư 36 quy định: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Từ các lý do nêu trên, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, quan điểm của NHNN là giữ nguyên thời hạn hiệu lực của Thông tư 36 từ ngày 1/2/2015 vì sự an toàn của hệ thống ngân hàng, tài chính và vì mục tiêu thực hiện tái cấu trúc các TCTD.

Điều 17 Thông tư 36 quy định, NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn với tỷ lệ tối đa là 60%, TCTD phi ngân hàng được cho vay với tỷ lệ tối đa là 200%. Đồng thời, giảm tỷ lệ rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán từ 250% xuống mức 150%. Tuy nhiên, Thông tư 36 cũng quy định, một NHTM được cấp tín dụng đầu tư kinh doanh cổ phiếu phải có nợ xấu dưới 3%.

Vì thế, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, các quy định của Thông tư 36 không những đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng mà còn mở ra cơ hội cho thị trường bất động sản. Đối với chứng khoán, vòng quay vốn thường ngắn, nên các hạn chế đối với cấp vốn cho chứng khoán chưa hẳn đã khó khăn.

Khó có chuyện lùi Thông tư 36

() Trước những quan điểm cho rằng cần thay đổi một số nội dung và nên hoãn việc thực hiện Thông tư 36/2014/TT-NHNN, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn tỏ ra khá kiên quyết trong việc thực thi đúng lộ trình văn bản này.

Có nguy cơ “lách” Thông tư 36

Kể từ 1/2/2015, Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ có hiệu lực, siết giới hạn cấp vốn của ngân hàng cho đầu tư cổ phiếu. Giới hạn cấp vốn này có thể bị “lách” nếu ngân hàng và CTCK bắt tay hợp tác.

Việc hoãn Thông tư 36 sẽ tạo tiền lệ không hay

Ý kiến của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Phước Thanh về việc "không nên lùi thời hạn áp dụng Thông tư 36" đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc. Để rộng đường dư luận, Báo ĐTCK đã có trao đổi rõ hơn với Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh về nội dung này.

Tin liên quan
Tin khác