Đầu tư
Thông xe kỹ thuật 31,8 km đường cao tốc qua Thái Nguyên
Anh Minh - 14/07/2013 08:22
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa phát lệnh thông xe kỹ thuật 31,8 km đường cao tốc đầu tiên đoạn qua địa phận tỉnh Thái Nguyên, thuộc Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên. 
TIN LIÊN QUAN

"Tuyến cao tốc đầu tiên sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản này sẽ là trục động lực kinh tế chính của tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, du lịch ", Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định.

Trước đó, sau đúng 42 tháng thi công, đoạn đường 31,8 km, đường cao tốc 4 làn xe thuộc Gói thầu PK2 – gói thầu xây lắp lớn nhất Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên do Liên danh CIENCO8 - Thăng Long - VINACONEX - Trường Sơn thực hiện đã về đích đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật. Các nút giao được bổ sung trong quá trình triển khai đã hoàn thành được một số hạng mục, đang được tiếp tục thi công, hoàn thiện và khai thác đồng bộ toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc vào tháng cuối 12/2013.

Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là một trong 7 tuyến đường cao tốc hướng tâm về Hà Nội, là nơi tập trung đầu mối giao thông vận tải giữa vùng thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng núi phía Bắc Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Dự án có tổng chiều dài 63,8 km đi qua 3 địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên với điểm đầu của dự án thuộc địa phận xã Ninh Hiệp (Hà Nội) giao với QL1A mới. Điểm cuối nối vào điểm đầu của tuyến tránh Thái Nguyên thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên. Quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 km/h theo TCVN 5729-97. Dự án được chia làm 2 đoạn chính: đoạn Ninh Hiệp – Sóc Sơn sẽ được khai thác với qui mô 4 làn xe cao tốc với Vmax =100 km/h; đoạn Sóc Sơn – Thái Nguyên sẽ được khai thác với qui mô 4 làn xe cấp I với Vmax = 80km/h.

Khối lượng chính của dự án bao gồm: 63,8 km đường, trong đó có 19 cầu và 6 nút giao khác mức trong đó các Nút giao Tân Lập, Nút giao Yên Bình, Nút giao Phổ Yên đã được Chính phủ Việt Nam, Bộ GTVT, JICA cho phép bổ sung và bắt đầu thi công vào tháng 10/2012 để đảm bảo kết nối với các tuyến đường trong khu vực, nhằm phát huy năng lực khai thác và hiệu quả đầu tư của dự án.

Dự án được thực hiện bằng các nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chỉnh phủ Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án là 10.004 tỷ đồng trong đó phần vốn vay ODA Nhật Bản là 6.664 tỷ đồng

Dự án được Bộ Giao thông vận tải giao Ban Quản lý dự án II làm đại diện chủ đầu tư; Tư vấn thiết kế và giám sát: Liên danh Tư vấn NIPPON KOEI - JBSI phối hợp với TEDI. Nhà thầu thi công: toàn bộ Dự án được chia thành 4 gói thầu xây lắp gồm các gói PK1- A; PK1- B; PK1- C và gói thầu PK2.

" Hiện toàn bộ Dự án đã hoàn thành được 85% khối lượng công việc. Đây là tiền đề quan trọng để Dự án hoàn thành toàn bộ côndài 63,8 km vào 31/12/2013", ông Nguyễn Ngọc Long, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án 2, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Tin liên quan
Tin khác