Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Medical Toxicology, giai đoạn 2002-2009 mức tăng chỉ là gần 9%, chủ yếu là FDA cấm Chi Ma Hoàng – vốn liên quan với đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Phương pháp vi lượng đồng căn (một thực hành lâm sàng y khoa dựa trên ý tưởng mà cơ thể có khả năng tự chữa lành bệnh của chính mình) chiếm 36% các cuộc gọi; nguyên nhân thảo dược chiếm 32% và thực phẩm chức năng dạng hoóc môn (bao gồm cả melatonin và tăng cường hooc môn nam) chiếm 15%.
Có khoảng 5% cuộc gọi có hậu quả nghiêm trọng. Các sản phẩm bổ sung năng lượng và dược thảo chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm sản phẩm gây hậu quả nghiêm trọng.
Khi xem xét các sản phẩm bổ sung năng lượng, phần lớn các trường hợp bị ảnh hưởng là nam giới và trẻ trên 6 tuổi. Và có gần ¼ trường hợp chủ ý sử dụng quá mức.
Các sản phẩm bổ sung năng lượng thường chứa hỗn hợp caffein với các thành phần khác như taurine, guarana, nhân sâm, bạch quả, L-carnitine, kế sữa và vitamin B. Chúng gây ra tình trạng nhịp tim bất thường, co giật và thở gấp.
Về dược thảo, hợp chất yohimbe (thường được cho là làm tăng sức mạnh của nam giới) gây nguy cơ cao nhất. Gần 30% trường hợp sử dụng đã gặp phải các vấn đề từ vừa đến nặng với các biểu hiện như nhịp tim nhanh, suy thận hay nhồi máu cơ tim.
Những kết quả này cho thấy cần phải có sự điều tiết của FDA đối với các sản phẩm bổ sung năng lượng và chất yohimbe như đã từng thành công với việc cấm cây Chi Ma Hoàng cách đây 10 năm.
Vì vậy, nếu bạn đang định dùng thực phẩm chức năng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi một số chất trong thực phẩm chức năng có thể gây nguy hiểm khi bạn kết hợp dùng với thuốc khác.