Theo đó, trên cơ sở đánh giá khả năng kiểm soát dịch bệnh, mức độ nguy cơ, tỷ lệ tiêm vắc-xin, khả năng đáp ứng của nhân lực và cơ sở vật chất của ngành y tế, trong kế hoạch từ nay đến cuối năm 2021, chia ra 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: (từ nay đến ngày 31/10/2021), Tỉnh sẽ khống chế được dịch bệnh và chuyển tỉnh từ có nguy cơ cao sang nguy cơ; tập trung cho công tác phòng chống dịch và từng bước phục hồi một số hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp. Tập trung quyết liệt cho công tác phòng chống dịch Covid-19 gắn với an toàn phòng chống dịch.
Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, hoạt động trở lại. Thực hiện công tác rà soát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh.
Đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhất là đảm bảo việc đi lại của nhân dân thông suốt, thuận lợi và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Khu công nghiệp Tân Hương - Tiền Giang |
Giai đoạn 2: (từ 1/11/2021 đến 31/12/2021), sẽ chuyển từ “nguy cơ” sang “bình thường mới”. Đánh giá các nội dung đã triển khai giai đoạn 1, rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ tiếp theo trên cơ sở kết quả thực hiện các giải pháp phòng chống dịch của ngành y tế (tỷ lệ tiêm vắc-xin cho người dân trong độ tuổi, đánh giá mức độ nguy cơ).
Tập trung triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất kinh doanh gắn với chương trình phục hồi kinh tế của Chính phủ để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh. Tập trung khơi thông vốn đầu tư sản xuất.
Ông Trần Văn Dũng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết thêm thêm: trước mắt từ nay đến cuối năm 2021, Tiền Giang sẽ tập trung vào 7 nhóm giải pháp chính để phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng dịch Covid-19, cụ thể:
Triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch, đưa Tỉnh về trạng thái bình thường mới.
Dự báo chính xác tình hình nhu cầu tăng về nông sản thực phẩm của thị trường để có kế hoạch đầu tư, sản xuất và cung ứng nông sản thích ứng.
Khơi thông dòng vốn đầu tư, nhất là tháo gỡ điểm nghẽn, khởi công các công trình mới đủ diều kiện trong phòng chống dịch.
Tiếp tục cải cách hành chính, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công 2021 và điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công sát với khả năng giải ngân, chuyển khoản chi các dự án chậm triển khai hay không có khả năng thực hiện ang bổ sung cho các dự án, công trình phòng chống dịch.
Đảm bảo công tác an sinh xã hội, giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách và giải pháp của Tỉnh trong tình hình mới.