Ô nhiễm không khí ở mức gây hại
Một số điểm đo ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng tím như tại Trung tâm Sao Mai (Thanh Xuân), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Cầu Giấy), thị trấn Đông Anh (Đông Anh), Trâu Quỳ (Gia Lâm).
Ảnh minh hoạ. |
Đáng lưu ý, không chỉ Hà Nội, nhiều tỉnh ở miền Bắc cũng ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng với hầu hết các điểm đo ở ngưỡng đỏ và tím.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc được xác định bởi các nguồn từ giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới Thế giới Năm 2021, thế giới đã chi 8.100 tỷ USD cho vấn đề chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm không khí, tương đương với 6,1% GDP toàn cầu.
Một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bao gồm khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng và vận tải, đốt các nhiên liệu truyền thống để đun nấu trong gia đình, cũng như đốt nông sản và chất thải.
Trên toàn thế giới, 2,4 tỷ người đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm vì nấu ăn trên bếp lộ thiên, hoặc những căn bếp không an toàn - như dầu hỏa, gỗ, phân gia súc và chất thải cây trồng.
WHO cũng cho biết 3,8 triệu người đã tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí trong hộ gia đình. Phụ nữ và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Gần một nửa số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng là do ô nhiễm không khí gia đình.
Ô nhiễm ngoài trời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới vào năm 2016- gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.
Tại Việt Nam, theo báo cáo môi trường quốc gia 2016-2020, ô nhiễm không khí ở Việt Nam chủ yếu là ô nhiễm bụi. Trong đó, bụi mịn PM2,5 được coi là sát thủ trong không khí.
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra, bụi mịn PM2,5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, len lỏi sâu vào phổi, đi vào máu, gây nên một số bệnh nguy hiểm.
Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt... Tiếp xúc lâu dài thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính, tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, tim mạch và ung thư.
Đáng lưu ý, các khẩu trang thông thường không thể ngăn bụi mịn PM2,5. Vì vậy, người dân nên trang bị các khẩu trang có khả năng lọc loại bụi mịn này.
hững ngày ô nhiễm không khí nghiêm trọng người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Với người hút thuốc lá các chuyên gia khuyến cáo nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.
Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu, Bộ Y tế khuyên thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. Ngoài ra cần hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp tử vong do uốn ván
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, Thủ đô đã có 24 trường hợp mắc uốn ván (tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 trường hợp tử vong (trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca tử vong).
Chuyên gia cảnh báo, nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Gãy xương, viêm phổi, co thắt thanh quản, động kinh, thuyên tắc phổi, suy thận nặng (suy thận cấp).
Chi phí điều trị ở bệnh nhân uốn ván khá tốn kém và mất thời gian, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh có thể từ 2 tuần đến 3, 4 tháng điều trị.
Theo thống kê, các trường hợp uốn ván nhẹ chưa cần can thiệp thở máy chi phí 20-50 triệu đồng, còn trường hợp thở máy và biến chứng liên quan bệnh lý tiềm ẩn như tim mạch, gan, thận, chi phí có thể lên đến 200-300 triệu đồng mà vẫn không thể cam kết hiệu quả điều trị.
Với uốn ván, chuyên gia cho hay, khi có vết thương trên cơ thể, cần phải rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm.
Nếu bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván. Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…
Việc tiêm phòng vắc-xin uốn ván được khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn/người lớn tuổi. Liệu trình cơ bản gồm 3 - 4 mũi phụ thuộc vào khuyến cáo của từng quốc gia và sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Ở trẻ em, vắc-xin uốn ván được sử dụng dưới dạng vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa thêm các bệnh lý khác có trong vắc-xin nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ. Điều quan trọng là trẻ cần được tiêm đầy đủ liệu trình vắc-xin uốn ván đúng thời gian để duy trì tình trạng miễn dịch chống lại bệnh.
Sau khoảng thời gian từ 5 - 10 năm nên tiêm nhắc lại để bảo vệ cơ thể bởi vắc-xin uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời.
Người lớn chưa bao giờ tiêm vắc-xin uốn ván thì nên đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin. Người lớn bị các vết thương có nguy cơ cao bị uốn ván cũng nên được tiêm vắc-xin uốn ván mũi nhắc lại nếu như họ chưa được tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm trước đó.
Ngoài ra, tiêm vắc-xin uốn ván cho phụ nữ ở độ tuổi sinh nở là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con.
Sau khi tiêm vắc-xin uốn ván cho phụ nữ có thai, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ cho chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ.
Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết cắn của động vật, vết bỏng, vết thương dập nát, gãy xương phức tạp (gãy xương hở), vết thương nhẹ (chẳng hạn như đinh sắt bị rỉ hoặc gai đâm), hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn…
Có một số trường hợp khác mắc uốn ván do liên quan đến bệnh lý nội khoa như vết thương viêm tai giữa, chảy mủ tai, chàm da mạn tính, sâu răng, vết thương lâu lành, vết loét lâu lành như bàn chân tiểu đường, vết loét ung thư vú…
Đôi khi có trường hợp thai phụ mắc bệnh uốn ván sau phẫu thuật nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh.
Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván