Tổ công tác Tiền phương về đảm bảo hàng hoá thiết yếu cho TP HCM và các tỉnh phía Nam đã có mặt tại TP.HCM từ chiều 17/7. |
Trước yêu cầu cấp bách cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu, đảm bảo cuộc sống của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh covid diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã quyết định thành lập Tổ công tác Tiền phương về đảm bảo hàng hoá thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Theo đó, tổ công tác gồm 27 thành viên do một Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Quản lý thị trường làm Tổ trưởng, các tổ viên gồm đại diện lãnh đạo và công chức các đơn vị Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Công thương địa phương, Cục Công tác phía Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Báo Công Thương.
Tổ công tác đã có mặt tại TP.HCM từ chiều 17/7 để làm nhiệm vụ thường trực tại khu vực phía Nam, theo dõi sát, nắm bắt nhu cầu hàng hoá thiết yếu của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cũng như kiểm soát tình hình giá cả thị trường, xử lý các trường hợp đầu cơ tăng giá trục lợi, tham mưu, thực hiện các biện pháp để giải quyết, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các tỉnh phía Nam.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo với TP.HCM và các tỉnh phía Nam giải pháp cho mở cửa lại hệ thống chợ truyền thống chợ truyền thống với 3 điều kiện:
Chỉ bán hàng hoá thiết yếu bao gồm rau củ quả và hàng hoá tươi sống phục vụ đời sống hàng ngày của người dân; Thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn như thực hiện 5k, phát phiếu luân phiên, đảm bảo giãn cách giữa các gian hàng; Thực hiện tiêm vaccine cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.
Những ngày qua, hệ thống Bách hóa xanh bị phản ánh nâng giá bán bán hàng rau, thịt... khiến người dân bức xúc, lực lượng quản lý thị trường phải vào cuộc.
Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, đơn vị quản lý chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh cho biết, việc giá một số mặt hàng tăng cao trong thời gian gần đây là do Công ty không thể giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng do nhiều nguyên nhân.
Cụ thể, thời gian vận chuyển từ vùng trồng về các cửa hàng Bách hóa Xanh tăng đáng kể khi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh và tình trạng ùn ứ kéo dài trên các quốc lộ dẫn đến chi phí vận chuyển tăng (cộng thêm giá xăng tăng) và tỷ lệ hư hao hàng tươi sống tăng cao.
Chi phí nhân công tăng do nhân viên phải tăng ca liên tục từ kho đến cửa hàng khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến; nhiều nhân viên phải đi cách ly, hoặc trong vùng phong tỏa không thể tiếp tục công việc.
Chi phí để lấy giấy xét nghiệm chỉ có giá trị 3 ngày cho hàng ngàn tài xế giao hàng và nhân viên kho, hàng hóa tăng giá từ phía nhà cung cấp do tăng chi phí vận chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông....