Theo ông Nguyễn Đình Tùng, toàn bộ danh mục nợ đã thu hồi xong. Cả hai khoản mục này đã có người mua, được quyền nộp tiền và bán tài sản cho bên thứ ba.
Cụ thể, cả 2 danh mục tài sản này đã có người mua và ngân hàng đang cho bên thứ ba thời gian để thu xếp tiền. .
Nợ xấu cũng bị ảnh hưởng bởi thực tế thị trường. Nhưng nợ xấu tăng chưa đủ mạnh để ảnh hưởng đến lợi nhuận. Không phải các deal đối với các vụ việc kia mà ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chủ yếu lợi nhuận bị giảm là do giảm thu ngoài lãi.
Về tỷ lệ nợ xấu, cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của OCB là 0,97% là theo chuẩn mục lúc bấy giờ, nếu theo chuẩn mực đó thì chỉ hơn 1,26% chứ không phải hơn 1,67% như phân loại mới. Năm 2023, ngay từ đầu năm, Ban Điều hành OCB chỉ đạo sát sao xử lý nợ xấu nên sẽ phấn đấu kéo tỷ lệ nợ xấu xuống thấp.
Còn với khoản nợ FLC, OCB mua tòa nhà 265 Cầu Giấy để đầu tư tài sản, khi FLC gặp khó khăn, chưa thực hiện thủ tục sang tên vào năm 2022. OCB quyết định dừng hợp đồng và FLC đã hoàn trả tiền cho OCB bao gồm cả tiền phạt.
Cũng theo ông Tùng, OCB đã hoàn thiện Basel II, đang áp dụng Basel II cho rủi ro tín dụng theo bản chuẩn của Ngân hàng Nhà nước. Basel II này chính là Basel III quản lý rủi ro tín dụng. Kỳ vọng sẽ có ứng dụng ngay trong năm 2023.
Dựa trên hệ thống dữ liệu lịch sử, có thể rút ra hợp đồng tín dụng nào mang rủi ro cao hơn đối tượng còn lại, OCB phải xây dựng chính sách phù hợp tự động cho từng đối tượng khách hàng, chi tiết hơn, giúp ngân hàng quản lý từng khoản mục cho vay. Kỳ vọng đây là hành động thực tế để kiểm soát nợ xấu trong năm 2023 tốt hơn.
Các chuẩn mực giám sát gian lận và lừa đảo như IBM, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích chưa bắt buộc, nhưng OCB áp dụng để ngăn ngừa giả mạo định danh, tạo ra hệ thống có độ bảo mật an toàn cao. Hệ thống này sẽ phải tốn hàng triệu USD để đầu tư.
IFRS sẽ triển khai và hoàn thành từ cuối năm 2023, đặt ra yêu cầu nguyên tắc trong hệ thống kế toán, xây dựng báo cáo tài chính, nhằm đảm bảo tính minh bạch và thông tin trong báo cáo tài chính, minh bạch trong hoạt động.