Hội đồng Bình chọn là các chuyên gia kinh tế độc lập, có uy tín cao do TS. Vũ Anh Dũng, Giám đốc Ban quản lý Đại học Việt – Nhật (Đại học quốc gia Hà Nội), làm Chủ tịch Hội đồng.
Tại Lễ công bố, TS. Vũ Anh Dũng cho biết, nét mới của lần bình chọn năm nay là Ban tổ chức tiến hành bình chọn các thương vụ cổ phần hóa tiêu biểu trong năm. Qua đó cổ vũ tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ trong giai đoạn tới.
“Năm nay, có nhiều thương vụ M&A đã được thực hiện, phản ảnh sự chuyển động của thị trường, đặc biệt là trong các lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng, bất động sản. Đáng chú ý các thương vụ này đều diễn ra dưới sự chủ động và mang tính chiến lược cao của các nhà đầu tư và doanh nghiệp”, ông Dũng nhận định.
Trong số gần 100 thương vụ và công ty được đề cử, Hội đồng Bình chọn đã bỏ phiếu lựa chọn ra 33 thương vụ và doanh nghiệp, chia thành các hạng mục: Nhóm thương vụ M&A tiêu biểu; Nhóm đơn vị tư vấn M&A tiêu biểu; Nhóm đơn vị cổ phần hóa tiêu biểu; Công ty có chiến lược M&A tiêu biểu.
Cũng theo ông Dũng, về tổng quan, năm nay có nhiều thương vụ M&A đã được thực hiện, phản ảnh sự chuyển động của thị trường, đặc biệt là trong các lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng, bất động sản. Đặc biệt, các thương vụ này đều diễn ra dưới sự chủ động và mang tính chiến lược cao của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. “Việc đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động trong chiến lược M&A; các đơn vị tư vấn ngày càng hỗ trợ hiệu quả hoạt động cổ phần hóa nói riêng và mua bán cổ phần, hợp nhất, sáp nhập nói chung”, ông Dũng nói.
Trong số gần 100 thương vụ và công ty được đề cử, Hội đồng Bình chọn đã bỏ phiếu lựa chọn ra 35 thương vụ và doanh nghiệp, chia thành 05 nhóm hạng mục: Nhóm thương vụ M&A tiêu biểu; Nhóm đơn vị tư vấn M&A tiêu biểu; Nhóm đơn vị cổ phần hóa, IPO và phát hàng riêng lẻ tiêu biểu; Nhóm Công ty có chiến lược M&A tiêu biểu & Nhóm CTCK có nỗ lực trong tư vấn M&A.
Kết quả cụ thể như sau:
A, Nhóm thương vụ M&A tiêu biểu 2014-2015: Gồm 10 đơn vị có thương vụ được bình chọn, chia làm 3 hạng mục.
+ Thương vụ mua lại tiêu biểu:
1) Mondelèz International mua mảng bánh kẹo Công ty cổ phần Kinh Đô (Kinh do Bakery), mời đại diện Mondelez
2) Vingroup mua Oceans Group (Ocean mart) & Vinatex Mart
3) Power Buy (tập đoàn Central Group) mua CTCP Thương mại Nguyễn Kim
4) Công ty giống cây trồng TW mua Công ty Giống cây trồng Miền Nam
5) Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) mua Citimart và mua lại Fivimart
6) Ngân hàng TMCP Sài Gòn mua Bảo hiểm Bảo Long
+ Thương vụ sáp nhập - hợp nhất tiêu biểu:
1) Ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào Sacombank. Đây là thương vụ sáp nhập tiêu biểu nhất của năm;
2) Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long sáp nhập vào Ngân hàng BIDV
+ Thương vụ chuyển giao dự án BĐS tiêu biểu:
1) Gaw Capital Partners mua Indochina Land
2) Gamuda Land Vietnam (Malaysia) mua lại một dự án của Sacomreal
B, Nhóm IPO và phát hành riêng lẻ tiêu biểu: gồm 08 đơn vị có thương vụ được bình chọn, chia làm 02 hạng mục:
+ Thương vụ đầu tư và phát hành riêng lẻ:
1) Credit Saison mua HDBank Finance. Đây là Thương vụ phát hành riêng lẻ tiêu biểu nhất
2) Fairfax Asia mua Tổng CTCP Bảo hiểm BIDV (BIC)
3) Bảo hiểm Dong bu (Hàn Quốc) mua Bảo hiểm bưu điện PTI
4) VinaCapital, Daiwa mua Công ty CP sữa quốc tế IDP. Đây là Thương vụ mua cổ phần tiêu biểu nhất.
5) Standard Chartered PE mua Golden Gate
+ Công ty cổ phần hóa và IPO tiêu biểu
Có 03 thương vụ IPO được đánh giá cao hơn so với các công ty IPO tại Việt nam trong năm 2014, với quy mô bán được trên 1.000 tỷ đồng và đều hứa hẹn sẽ là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể:
1) Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau
2) Tập đoàn Dệt May Việt Nam
3) Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
C, Nhóm công ty có chiến lược M&A tiêu biểu:
Năm 2014, Kinh Đô (nay là Kido Group) và Vingroup là hai đơn vị tiêu biểu nhất về chiến lược M&A. Đối với 3 công ty còn lại, do quá trình phát triển còn cần được kiểm chứng, đề xuất ở danh vị NỖ LỰC thực hiện chiến lược M&A.
1) Kinh Đô Group (Công ty có chiến lược M&A tiêu biểu Nhất)
2) Vingroup (Công ty có chiến lược M&A tiêu biểu Nhất)
3) Công ty CP Đầu tư FIT
4) Tập đoàn FLC
5) Công ty Novaland
D, Nhóm các đơn vị tư vấn M&A tiêu biểu: gồm 10 đơn vị được bình chọn là đơn vị M&A tư vấn tiêu biểu của năm 2014- 2015, trong đó có 04 CTCK, 4 Công ty Luật và 02 công ty môi giới.
+ Nhóm 4 CTCK tư vấn M&A tiêu biểu:
1) CTCK Bản Việt: Đây là CTCK tư vấn M&A tiêu biểu nhất năm 2014- 2015
2) CTCK Bảo Việt: Đây là CTCK tư vấn cổ phần hóa tiêu biểu nhất 2014- 2015
3) CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): CTCK tiêu biểu ở hạng mục tư vấn cổ phần hóa & thoái vốn Nhà nước tại các CTCP;
4) CTCK Ngân hàng Vietinbank: CTCK tiêu biểu ở hạng mục phát hành trái phiếu riêng lẻ.
+ Nhóm 04 công ty Luật tư vấn M&A tiêu biểu:
1) Công ty Luật Vilaf Hồng Đức (Đây là Công ty tư vấn luật M&A tiêu biểu nhất năm 2014- 2015)
2) Công ty Baker McKenzie (Đây là Công ty tư vấn luật M&A tiêu biểu nhất năm 2014- 2015)
3) Công ty Luật Mayer Brown
4) Công ty Luật LNT & Partners
+ Nhóm công ty môi giới:
Có 02 đơn vị đã được Hội đồng chọn vinh danh vì có nhiều nỗ lực trong hoạt động môi giới, kết nối. Đó là:
1) Công ty Recof (Nhật Bả). Đây là đơn vị có nhiều nỗ lực kết nối Việt Nam – Nhật Bản qua nhiều thương vụ, điển hình là thương vụ 40 triệu USD giữa Credit Saison và HDBank;
2) CTCP Tư vấn ABB Vietnam (Đây là đơn vị tư vấn độc lập với các thương vụ như AEON mua Citimart, Fivimart và Fairfax mua BIC.
Hội đồng bình chọn 03 đơn vị có nhiều nỗ lực trong hoạt động M&A:
1) CTCK Ngân hàng Quân Đội (MBS)
2) CTCK Ngân hàng Maritime Bank (MSBS)
3) CTCK Rồng Việt