Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Căng thẳng thương mại gia tăng trên toàn cầu là một trong các nguyên nhân khiến hoạt động này gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo đó, khối lượng giao dịch M&A của Trung Quốc giảm trong vài năm gần đây do các cơ quan quản lý tại Mỹ và châu Âu siết chặt các thương vụ M&A của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang được cho là nguyên nhân tác động mạnh hơn đến tốc độ sáp nhập và mua lại.
Ông Joseph Gallagher, Người đứng đầu các vụ M&A châu Á - Thái Bình Dương tại Credit Suisse Group AG cho biết: "Chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục 'đè nặng' lên hoạt động sáp nhập và mua lại của Trung Quốc tại nước ngoài. Đặc biệt là các thương vụ giữa Trung Quốc - Mỹ trong tương lai gần".
Trong nửa đầu năm nay, các thương vụ mua lại tại Mỹ chỉ chiếm 6,8 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019. Những khó khăn tại thị trường Mỹ khiến các công ty Trung Quốc bắt đầu tập trung hơn vào M&A tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 40% khối lượng giao dịch. Đông Nam Á được đánh giá là một trong số ít điểm sáng của M&A nhờ tiềm năng tăng trưởng kinh tế của các nước như Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019:
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt – Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.