USD quốc tế đã giảm nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần, cho dù sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) áp dụng mức tăng lãi suất như dự kiến.
Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 104,8 điểm sáng nay.
Mặt khác, giá vàng tăng khi lo ngại suy thoái kinh tế ngày càng gia tăng với dữ liệu công bố hôm qua cho thấy, sự thu hẹp hơn nữa trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Báo cáo cho thấy, chỉ số quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất ở mức 46,2, giảm so với mức 47,7 trong tháng 11. Trước đó, các nhà kinh tế dự báo con số này không thay đổi so với tháng trước.
Trong khi đó, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng giảm xuống mức 44,4, giảm so với mức 46,2 trong tháng 11 và mức dự báo của các nhà kinh tế là 46,5.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ tháng 11 giảm 0,6%, mạnh hơn ước tính sụt giảm 0,3% của Dow Jones. Một số nhà đầu tư cho rằng nếu kinh tế Mỹ bước vào suy thoái thì chính sách của Fed sẽ phải thay đổi sớm hơn.
Báo cáo lưu ý rằng, hoạt động trong các lĩnh vực đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 do nhu cầu yếu và lãi suất tăng.
Giới phân tích lĩnh vực vàng cho rằng, lãi suất tăng sẽ gây ít trở ngại hơn cho vàng vì USD được hưởng lợi ít hơn từ lập trường “diều hâu” của Fed.
Fed đã tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm như dự kiến vào ngày 14/12, nhưng vàng đã giảm trở lại sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, đến năm 2024 cơ quan này mới nới lỏng chính sách tiền tệ.
Chủ tịch Fed cho hay, dữ liệu lạm phát nhận được cho đến tháng 10 và tháng 11 chỉ ra rằng tốc độ tăng giá đã giảm, nhưng sẽ cần thêm bằng chứng đáng tin cậy để đảm bảo rằng, lạm phát đang trên đà đi xuống bền vững.
Mặc dù sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell báo hiệu rằng, Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong suốt năm 2023, giá vàng đã giảm rơi dưới mức 1.800 USD/ounce.
Trong các dự báo kinh tế cập nhật của mình, Fed nhận thấy lãi suất sẽ đạt đỉnh 5,1% vào năm 2023 và chỉ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ kể từ năm 2024.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã báo hiệu các chiến lược tăng lãi suất tương tự.
Trong khi đó, vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng.
Mặc dù vàng có thể được coi là nơi trú ẩn an toàn, nhưng khi thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu đang bán tháo sau các tuyên bố "diều hâu" của các ngân hàng trung ương lớn.
Quỹ đầu tư vàng ETF lớn nhất thế giới - SPDR Gold Trust - trong phiên 16.12 đã bán ròng 3,48 tấn vàng sau khi mua ròng phiên liền kề trước đó.
Nhưng nhìn chung, giao dịch trong tuần này của quỹ SPDR khá cân bằng và lượng vàng sở hữu của quỹ còn 910,4 tấn, đi ngang so với mức đầu tuần.
Đối với thị trường vàng trong nước, sáng giá vàng miếng SJC lại đi ngược chiều với giá vàng quốc tế khi tăng khoảng 100.000 đồng/lượng so với phiên hôm qua.
Theo đó, giá vàng miếng SJC đã tăng từ 66,2 triệu đồng/lượng lên mức 66,7 triệu đồng/lượng, không đổi cả chiều mua và bán so với phiên hôm qua.
Chênh lệch giữa giá mua và bán gần 1 triệu đồng/lượng, nhưng điều đáng chú ý là quy đổi giá vàng trong nước đang duy trì ở mức cao hơn thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí) nên mua vàng trong nước rủi ro cao.
Tuy nhiên, thị trường vàng giao dịch cuối năm khá ảm đạm. Riêng thị trường nữ trang, nhu cầu mua bán cũng không mấy sôi động.
Vì thế, tốc độ giảm giá của vàng trong nước chậm hơn quốc tế nhưng do giá USD tăng cao nên giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới duy trì ở mức hơn 16 triệu đồng/lượng.
Đối với tỷ giá, sáng nay Ngân hàng Eximbank mua vào lên 23.440 - 23.460 đồng, bán ra 23.700 đồng; Vietcombank mua vào 23.410 - 23.440 đồng/USD, bán ra 23.720 đồng/USD.