Ngân hàng
VAMC muốn sớm chứng khoán hóa nợ xấu
T.L - 24/06/2021 10:53
Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) cho rằng, Bộ Tài chính quá chậm trễ trong đưa ra khung khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ.
Cần sớm chứng khoán hóa nợ xấu

Theo ông Đoàn Văn Thắng, hiện đã có 21 tổ chức tín dụng đã tất toán dư nợ cho VAMC. Từ năm 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ các khoản nợ và tài sản bảo đảm.

"Hiện tại, chúng tôi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý xây dựng sàn giao dịch nợ xấu, khoảng đầu quý III/2021 sẽ ra đời. Ngoài ra, được phép Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, thành lập câu lạc bộ VAMC với 23 thành viên, tạo diễn đàn để các AMC lên tiếng, hướng tới các đơn vị tham gia thị trường mua bán nợ”, ông Thắng cho biết.

Theo lãnh đạo VAMC, thị trường mua bán nợ của Việt Nam còn sơ khai, công cụ và hành lang pháp lý cho thị trường chưa đồng bộ, hạ tầng thị trường mới bước đầu hình thành và phương thức mua, bán nợ xấu còn hạn chế. Vì vậy, ông Thắng đề nghị các bộ, ngành sớm hoàn thiện công cụ và khung khổ pháp lý cho thị trường, trong đó có việc sớm chứng khoán hóa nợ xấu.

“Giao dịch mua bán nợ ở nước ta vẫn chủ yếu thông qua hợp đồng, còn ở các nước là giao dịch qua hình thức chứng khoán hóa. Bộ Tài chính đang xây dựng đề án này nhưng quá chậm, theo tôi cần phải nhanh hơn nữ việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu”, ông Đoàn Văn Thắng kiến nghị.   

Cũng theo VAMC, Covid 19 đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động bán nợ của công ty, tốc độ thu hồi nợ xấu chậm. Nhiều khoản nợ đã được bán đấu giá thành công, song người mua xin hoãn, giãn trả tiền.   

Liên quan đến thị trường mua bán nợ của Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc thiếu vắng thị trường mua bán nợ thực sự cũng là một

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá, Việt Nam vẫn còn thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức thực sự, các nghiệp vụ phái sinh cho khoản nợ xấu (trong đó có chứng khoán hóa) chưa có, dẫn đến thiếu nhà đầu tư có năng lực, thiếu tính thanh khoản của các khoản nợ.

Đây cũng là lý do làmgiảm tính hấp dẫn, giá trị và nguồn lực để xử lý các khoản nợ này, khiến quá trình mua – bán nợ theo giá thị trường càng khó khăn.   

Theo phản ánh của các tổ chức tín dụng, Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc cho ngân hàng trong xử lý nợ xấu, ý thức trả nợ của khách hàng cũng tốt hơn trước. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 350 (66% số nợ) nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng (54%), ngoại bảng (24%) bán cho VAMC (22%). Trong đó, khách hàng tự nguyện trả nợ 150 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Mặc dù vậy, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 vẫn còn hàng chục vướng mắc, ví dụ chưa có vụ việc nào được Tòa án xử lý theo quy trình rút gọn, quá trình thu giữ tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc sang tên tài sản đảm bảo nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn…

Tin liên quan
Tin khác