Theo ông, nguyên nhân chính đẩy vàng tăng điên đảo trong những ngày qua chủ yếu là gì?
Vàng tăng mạnh trong những qua chủ yếu do diễn biến phức tập của dịch Covid-19 hiện không chỉ có tâm dịch Vũ Hán mà đã lan ra các nước ngoài Trung Quốc. Trong đó, phải kể đến là Hàn Quốc có số ca nhiễm tăng nhanh trong những ngày qua.
Lo do sợ dịch Covid-19 tâm lý của nhà đầu tư tìm đến hầm trú ẩn vàng để được an toàn trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, giá vàng đã có sự điều chỉnh trong sáng ngày 25/2, xuống 1.657 usd/ouce, thấp hơn 40 usd/ounce so với ngày hôm qua.
Giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.647 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.651 usd/ounce. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 46,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1,4 triệu đồng so với vàng trong nước.
Ở thị trường trong nước vàng SJC niêm yết sáng ngày 25/2 cũng rớt dưới mốc 46,6-47,6 triệu đồng/lượng (mua -bán), giảm mạnh so với mức 49 triệu đồng/lượng (bán ra) trong chiều ngày 24/2/2020.
Tôi cho rằng, giá vàng trong nước tăng mạnh trong ngày 24/2 chủ yếu do tâm lý của thị trường. Thị trường khiến nhà đầu tư "sốc" trước các bước điều chỉnh giảm – tăng thực sự không ai tưởng tượng nổi nên khó tránh được sự điều chỉnh.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc vàng tăng giá gần đây không nằm ngoài mục tiêu mạnh tay mua vào của các Ngân hàng Trung ưng trên thế giới trước dịch bệnh Covid-19, thưa ông?
Tôi cho rằng, Việc mua vàng của các Ngân hàng trung ương các nước đã thực hiện trong thời gian trước đó chứ không phải đến thời điểm này mới mua. Tuy nhiên, lý do các Ngân hàng Trung ương các nước mua mạnh vàng gần đây là do lo ngại dịch Covid-19. Khả năng, các ngân hàng Trung ương trên thế giới sẽ chưa dừng việc mua vàng trong thời gian tới.
Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong nửa đầu năm 2019, hoạt động tích trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương đã lên mức cao nhất kể từ năm 1971. Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đang đẩy mạnh việc mua vàng trong bối cảnh các nước này tái cân bằng lại dự trữ ngoại hối vốn đang phụ thuộc nhiều vào trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ.
Đến nay thêm dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến các đồng tiền châu Á mất giá sẽ là một trong những yếu tố tác động tích cực lên mặt hàng kim quý này.
Vậy theo dự báo của ông, giá mặt hàng kim quý vàng sẽ chạm đỉnh ở mức bao nhiêu trong thời gian tới?
Kể từ đầu năm đến nay, giá vàng thỏi trên thế giới đã tăng 7% do lo ngại của việc bùng phát dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các dự báo đưa ra khả năng vàng còn lập đỉnh trong thời gian tới nếu chưa không chế được dịch Covid-19.
Thực tế, việc dự báo giá vàng tăng cũng đã được nhiều người đưa ra trước đây. Các nhận định đưa ra, giá vàng sẽ tăng lên 1.650 usd/ounce – 1.700 usd/ounce. Trong những ngày gần đây, dịch covid-19 không chỉ bùng phát ở Trung Quốc mà còn cả Hàn Quốc cũng như các nước khác làm lo ngại kinh tế suy giảm khiến vàng tăng mạnh trở lại. Giá vàng đã tăng vọt lên gần 1.700 usd/ounce.
Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài đến hết tháng 3/2020 sẽ tác động tiêu cực lên nền kinh tế của các nước thì vàng vẫn còn cơ hội đi lên.
Nếu bình quân vàng tăng khoảng 40 usd/ounce trong một ngày thì giá vàng trong 2 tháng tới sẽ còn cao. Diễn biến thị trường những ngày qua cho thấy, khả năng vàng sẽ vượt ngưỡng 1.700 usd/ounce cũng không còn xa.
Thậm chí, một số nhận định còn đưa ra vàng sẽ chạm ngưỡng 2.000 usd/ounce trong thời gian tới. Trong lịch sử giá vàng đã từng tăng lên 1.800 usd/ounce khoảng thời gian 2011.
Trước biến động với biên độ mạnh của vàng hiện nay, nhà đầu tư có nên xuống tiền để tìm kiểm lợi nhuận, thưa ông?
Vàng trong nước tăng mạnh gân đây cũng chịu tác động đi lên của giá vàng thế giới, song giá trong nước tăng mạnh một phần do tâm lý của khách hàng và thị trường vàng Việt Nam đang bị kiểm soát bởi Nghị định 24/NĐ-CP. Thị trường vàng trong nước hiện không được liên thông với giá thế giới.
Thực tế cho thấy, vàng trong nước cao hơn vàng thế giới cả 1-1,5 triệu đồng/lượng nên các nhà đầu tư trong nước thận trọng. Bởi giá vàng quốc tế quy đổi sang giá trong nước hiện nay chỉ cao hơn 1 triệu đồng. Vì thế, người mua trong nước nếu mua hôm qua thì hôm nay đã bị lỗ.
Nhưng nếu mua vàng cách đây 1 năm thì đã thu được khoản lợi nhuận khoảng 20%. Còn nếu mua từ đâu năm 2020 đến nay cũng kiếm được khoản lợi nhuận không nhỏ, khoảng 7%.
Đáng chú ý là trong bối cảnh các kênh đầu tư khác (chứng khoán) đang ảm đạm. Chứng khoán đang bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19, do doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên giá cổ phiếu giảm giá mạnh, ngoại trừ các cổ phiếu ngành dược.
Tuy nhiên, mua vàng cũng đòi hỏi phải có cái nhìn dài hơi chứ không chỉ "lướt" sóng có thể tìm kiếm được lợi nhuận. Ngược lại, nếu mua vàng chỉ với mục đích “lướt” sóng cũng chưa hẳn đã thu được lợi nhuận, ngược lại khó tránh rủi ro.
Về tỷ giá, trước và sau tết do nguồn kiều hối tăng mạnh, tỷ giá ổn định, song hiện lại có dấu hiệu tăng lên. Đặc biệt là trước diễn biến thị trường hiện nay, khả năng không chỉ vàng mà tỷ giá cũng có dấu hiệu tăng nhẹ. Tuy nhiên, chính sách kiểm soát tỷ giá tiền đồng Ngân hàng Nhà nước vẫn luôn linh hoạt, ổn định tăng 1-2%/năm. Vì thế, trong lúc này nhiều người vẫn chọn tích trữ vàng.
Nhưng ở Việt Nam hiện nay không được kinh doanh vàng tài khoản. Hiện các nhà đầu tư trong nước chỉ được mua vàng vật chất và trường hợp nếu mua nhiều đòi hỏi vấn đề cất giữ. Trước đây, người dân được gửi tiết kiệm bằng vàng ngoài việc an toàn, còn hưởng được lãi suất. Nhưng hiện nay, nếu gửi vàng sẽ phải mất phí hay cất ở nhà cũng khó tránh được rủi ro.