Ngân hàng
VietinBank dự định tăng vốn thêm 10.719 tỷ đồng, đặt mục tiêu lãi 10.400 tỷ đồng năm 2020
Thùy Liên - Thanh Thủy - 14/11/2020 08:29
Hôm nay (13/11), Ngân hàng TMCP VietinBank (CTG) đã công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn với tỷ lệ chia cổ tức gần 28,8%.
Cổ phiếu CTG đã tăng 1,0 điểm trong phiên giao dịch ngày 13/11/2020

Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank; CTG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đối với Phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ các năm 2017, 2018, 2019 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt của năm 2019.

Nguồn vốn cho đợt tăng vốn này được lấy từ toàn bộ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ theo quy định của năm 2017-2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt của năm 2019.

Phương án phân phối lợi nhuận ba năm 2017-2019 

Theo phương án trình cổ đông, số tiền cổ tức năm 2019 là 1.861,7 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ chi trả 5%. Cổ đông Nhà nước sở hữu 64,5% vốn sẽ nhận về 1.200 tỷ đồng. Cùng hàng nghìn tỷ đồng sử dụng để trích vào quỹ, lợi nhuận còn lại sau trích quỹ và chia cổ tức dự kiến là 29,5 triệu đồng. 

Phía ngân hàng cho biết vốn điều lệ tăng thêm dự kiến dùng toàn bộ để phục vụ kinh doanh, dự kiến gồm: đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phát triển dịch vụ; mở rộng hoạt động tín dụng, đầu tư, hoạt động khác và mở rộng mạng lưới.

Theo tờ trình ĐHCĐ, VietinBank sẽ phát hành thêm hơn 1.071 nghìn cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/Cp) với tổng giá trị phát hành 10.719 tỷ đồng để tăng vốn, tương ứng mức chia cổ tức gần 28,8%. Sau khi phát hành cổ phiếu thành công, VietinBank sẽ nâng vốn điều lệ từ mức 37.234 tỷ đồng hiện nay lên 47.953,7 nghìn tỷ đồng.

Thời gian lấy ý kiến bằng văn bản đến hết ngày 23/11/2020. Đối tượng phát hành là cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách cổ đông của VietinBank tại thời điểm chốt quyền được nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo phương án tăng vốn được ĐHCĐ thông qua và theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn thực hiện là từ toàn bộ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ theo quy định của năm 2017-2018 và phần lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chi cổ tức bằng tiền mặt của năm 2019.

ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm phát hành sau khi được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về phương án phát hành.

Căn cứ vào kế hoạch tăng vốn và kế hoạch kinh doanh, HĐQT đã thống trình cổ đông VietinBank mức chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất kế hoạch là 10.400 tỷ đồng. Con số trên giảm 11,7% so với kết quả đạt được của năm 2019.

Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, VietinBank vẫn bỏ trống các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh này. Theo tờ trình, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản 1-3%. Tăng trưởng dư nợ tin dụng và huy động vốn lần lượt là 4-8,5% và 5-10%. 

Kế hoạch kinh doanh năm 2020

Trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng này lãi trước thuế 10.364 tỷ đồng. Như vậy, để hoàn thành mục tiêu, lợi nhuận cần đạt trong quý IV không còn nhiều. Tuy vậy, những sự thay đổi về chất lượng tài sản hay nhóm nợ trong phân loại các khoản cho vay có thể làm phát sinh chi phí dự phòng, tác động đến lợi nhuận. Như trường hợp tại chính VietinBank hồi quý IV/2018, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến ngân hàng lỗ hơn 850 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của VietinBank đã hồi phục nhanh trong năm 2019 với tăng trưởng lợi nhuận cả năm đạt . Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của nhà băng này cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ. Thu nhập từ các lĩnh vực đều tăng,nhất là mảng mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập hoạt động khác hay thu nhập từ kinh doanh ngoại hối…

Căn cứ vào kế hoạch tăng vốn và kế hoạch kinh doanh năm 2020, VietinBank cũng trình ĐHCĐ một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 là: Tổng tài sản tăng 1-3%, tín dụng tăng 4-8,5%, huy động vốn tăng 5-10%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.400 tỷ đồng, ROAE đạt 8- 10%.

Giải thích sự cần thiết của việc tăng vốn, lãnh đạo VietinBank cho hay, hiện hệ số an toàn vốn (CAR) của Vietinbank vẫn đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định của NHNN tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, vốn điều lệ của Vietinbank không được bổ sung thêm. Với năng lực vốn còn giới hạn, Vietinbank đang đứng trước thách thức rất lớn để đáp ứng yêu cầu tỷ lệ CAR theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Thứ hai, vốn điều lệ là một trong những yếu tố quan trọng mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xét đến khi thực hiện đánh giá để đưa ra quyết định tăng hoặc giảm thứ hạng tín nhiệm của VietinBank.

Ngoài ra, vốn điều lệ là cơ sở xác định giới hạn đầu tư tài sản cố định, đầu tư góp vốn, xác định giới hạn cấp tín dụng… Do đó, việc tăng vốn điều lệ là điều kiện tiên quyết để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của Vietinbank…

Tin liên quan
Tin khác