Theo đó, dự án này có diện tích 597 ha, sẽ thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trường, bao gồm: các ngành sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm cơ khí và cơ khí chính xác, chế tạo máy móc, thiết bị, sản xuất thiết bị điện - điện tử, thiết bị hàng hải, thiết bị đo lường, chế biến thực phẩm cao cấp (chế biến tinh), các lĩnh vực dịch vụ công nghiệp như khai thác cảng biển (lai dắt tàu biển, vận tải, kinh doanh kho bãi) …
Theo ông Đoàn Hồng Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước thì tiền thân là Dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước, thuộc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC). Sau hơn 14 năm triển khai xây dựng, KCN Hiệp Phước đã góp phần không nhỏ trong việc biến một phần vùng đất ngập mặn, hoang hóa của hai xã Long Thới và Hiệp Phước thành một vùng công nghiệp hiện đại, có sức thu hút đầu tư mạnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khoản tín dụng này sẽ được Công ty cổ phần khu công nghiệp Hiệp Phước dùng để giải ngân cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng của Dự án khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2. |
KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 có tổng diện tích là 311,4 ha và lũy kế đến nay đã thu hút được 116 dự án, trong đó có 15 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 527 triệu USD (gồm các dự án đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như, Nhật Bản, Thụy sĩ, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Malaysia, Hồng Kông…) và 101 dự án có vốn trong nước với tổng mức đầu tư đăng ký 12.573 tỷ đồng. Hiện tại, 89/116 dự án đi vào hoạt động, giải quyết được việc làm ổn định cho gần 8000 lao động địa phương và ngoài tỉnh.
Với những điều kiện thuận lợi về mặt giao thông đường bộ, giao thông đường thủy và lợi thế về thị trường tiêu dùng, KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 hoàn toàn có khả năng hấp dẫn đầu tư cao đối với các lĩnh vực như: logistic, sản xuất, thương mại, dịch vụ… góp phần mở rộng không gian kinh tế - xã hội của TP. HCM và hình thành Khu đô thị cảng Hiệp Phước trong tương lai.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank, với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, để đảm bảo nguồn vốn và tiến độ của dự án KCN Hiệp Phước giai đoạn 2, VietinBank đã nâng hạn mức tài trợ tín dụng từ 515 tỷ lên 1.000 tỷ đồng. Khoản tín dụng này sẽ được Công ty cổ phần khu công nghiệp Hiệp Phước dùng để giải ngân cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng của Dự án khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2.
Cũng theo ông Thắng, VietinBank cũng đang xem xét việc cấp hạn mức tín dụng “khủng”, có thể ở mức từ 15 đến 20.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng, khu đô thị... ở phía nam TP.HCM mà IPC đã được giao làm chủ đầu tư.