Trọng tâm của Hội nghị là thông báo mới nhất về chương trình cổ phần hóa cũng như các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu gọi vốn từ thị trường đại chúng và các thương vụ đầu tư riêng.
Đây là thứ 11, Vinacapital tổ chức hội nghị thường niên các nhà đầu tư kể từ năm 2004, với chương trình bào gồm các chủ đề về kinh tế vĩ mô, các thị trường vốn, doanh nghiệp tư nhân, đầu tư mạo hiểm và các chiến lược giúp giới đầu tư quốc tế tham gia vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hội nghị sẽ có các thuyết trình và tham luận từ các diễn giả khách mời.
Bên cạnh đó, khách tham gia phiên thảo luận bàn tròn về cơ hội đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam cũng như trực tiếp gặp gỡ và trao đổi triển vọng đầu tư với đại diện các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Vinamilk, Vietjet, Novaland, CTCP Đất Việt, CTCP Siam Brothers Việt Nam, Contecons… Bên cạnh đó, các giám đốc điều hành của tập đoàn sẽ cập nhật hiệu quả đầu tư khả quan mà các quỹ VinaCapital đã đạt được trong 12 tháng qua cùng với chiến lược cho một năm sắp tới.
. |
Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn cho rằng, Chính phủ Việt Nam nỗ lực thúc đẩy việc thoái vốn khỏi các công ty đầu ngành, bao gồm thương vụ bán một phần vốn của Vinamilk mà Vinacapital Corporate Finanace Việt Nam đang tham gia liên danh tư vấn, đang tạo thêm nhiều cơ hội mới cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo ông Lam, cùng với nền kinh tế vĩ mô vững chắc và hàng loạt các cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thị trường Việt Nam đã sẵn sàng mở rộng về quy mô và VinaCapital vui mừng chào đón các nhà đầu tư đến Việt Nam để trãi nghiệm trực tiếp những bước phát triển tại Việt Nam.
Giám đốc điều hành VinaCapital, ông Andy Ho cũng cho hay, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong đó, có rất nhiều nhà đầu tư châu Á cũng đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam hiện là một trong những thị trường có nhiều lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn Vinacapital. |
Tuy nhiên, một trong những yếu tố nhà đầu tư quan tâm đó chính là diễn biến của tiền đồng. Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cao hơn xuất khẩu, vì thế tỷ giá tương đối ổn định. Tuy nhiên, lãi suất tiền đồng vẫn là vấn đề được quan tâm. Một khi tiền đồng ổn định lãi suất có thể xem xét giảm thêm.
Mặt khác, một khi lãi suất thấp, Chính phủ có thể phát hành thêm trái phiếu với chi phí thấp và các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn cũng như sử dụng vốn vay sẽ tiết kiệm được chi phí. Một rủi ro khác đó chính là vấn đề nợ xấu hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình xử lý. Điều này cần được thúc đẩy hơn thời gian tới.