Nếu cách đây hơn 10 năm, số hoá được xem là cuộc chơi đắt đỏ của các doanh nghiệp tư nhân “tân tiến”, thì giờ đây quá trình chuyển đổi số đã và đang bùng nổ mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống, trở thành xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Quan hệ giao dịch cũng không nằm ngoài xu thế đó, với sự ra đời của các hình thức hợp đồng được gắn kèm với khái niệm “điện tử”.
Số hoá hợp đồng lao động là xu thế tất yếu
Theo khảo sát mới nhất của Bộ Công Thương trong sách trắng Thương mại điện tử 2022, có tới 42% doanh nghiệp được khảo sát hiện đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong các hoạt động thương mại của mình. Con số này năm 2021 chỉ là 33%, cho thấy thực tế ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được lợi ích to lớn của việc ứng dụng hợp đồng điện tử.
Không chỉ trong các giao kết thương mại, hợp đồng điện tử còn có thể được ứng dụng ở lĩnh vực lao động, việc làm mà Bộ Luật Lao động 2019 lần đầu tiên đã ghi nhận giá trị pháp lý của hợp đồng lao động điện tử. Hình thức hợp đồng lao động điện tử khi triển khai rộng rãi có thể giúp liên thông dữ liệu giữa người lao động với các cơ quan quản lý nhà nước, tạo cơ sở dữ liệu để chia sẻ và tra cứu thông tin người lao động, phục vụ đối chiếu xác minh cho các cơ quan thuế, BHXH, ngân hàng…
Qua đó cũng giúp các cơ quan nhà nước thống kê, đưa ra các chính sách phù hợp, mang lại lợi ích kịp thời cho người lao động. Về phía doanh nghiệp, hợp đồng lao động được ký dưới dạng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực doanh nghiệp, tăng cường minh bạch trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, qua đó đảm bảo quyền lợi cho cả hai phía: doanh nghiệp và người lao động.
VNPT eContract đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. |
Hiện nay Việt Nam đang có 51,5 triệu người nằm trong độ tuổi lao động, trong đó 50,6 triệu người đang có việc làm, chiếm hơn 51% dân số cả nước. Theo kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Uỷ ban đã yêu cầu Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Lao động thương binh và xã hội xây dựng, phê duyệt kế hoạch thúc đẩy phát triển nền tảng sử dụng hợp đồng lao động điện tử, thúc đẩy người lao động và tổ chức sử dụng lao động thực hiện ký kết hợp đồng lao động điện tử.
Hợp đồng lao động điện tử: Cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã biết tới hình thức hợp đồng lao động điện tử. Với hơn 98% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ đến siêu nhỏ nên để áp dụng hợp đồng lao động điện tử trong doanh nghiệp sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư về nguồn lực, tài chính để xây dựng, vận hành hệ thống hợp đồng lao động điện tử. Vì vậy, các doanh nghiệp nên lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ có đủ uy tín, chất lượng để đồng hành trên con đường chuyển đổi, tiết kiệm nguồn lực, thời gian và công sức.
Là đơn vị tiên phong trong dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, từ năm 2018, VNPT đã xây dựng giải pháp hợp đồng điện tử VNPT eContract và hiện đang là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam về dịch vụ này. Không cần tốn nhiều chi phí đầu tư hệ thống, phần cứng hay phần mềm, với giải pháp eContract của VNPT, các doanh nghiệp có thể dễ dàng ký kết hợp đồng lao động tại bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời gian nào thông qua nhiều hình thức như email, eKYC, SmartCA, USB Token… Thay vì 3 ngày như quy trình ký kết thông thường, quá trình ký hợp đồng được rút ngắn xuống chỉ trong vòng 10 phút, giúp doanh nghiệp cũng như người lao động tiết kiệm tới 80% thời gian và 70% chi phí so với cách ký truyền thống, đồng thời thuận tiện cho việc tra cứu, truy xuất thông tin mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, VNPT hiện cũng đang cung cấp giải pháp ký số từ xa với tên gọi VNPT SmartCA, giúp quá trình ký kết hợp đồng điện tử diễn ra đơn giản, an toàn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính pháp lý cùng chi phí tối ưu theo lượt ký hoặc gói combo phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Để đăng ký trải nghiệm dịch vụ, vui lòng truy cập https://bit.ly/VNPT_eContract hoặc gọi tới hotline 1800 1260 để được tư vấn./