Ecuador vừa trở thành quốc gia mới nhất đệ đơn xin gia nhập CPTPP. |
Ecuador vừa trở thành quốc gia mới nhất đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo Bộ Ngoại giao Ecuador, New Zealand, nước đóng vai trò là cơ quan lưu chiểu của Hiệp định CPTPP đã tiếp nhận đơn và đề nghị các nước thành viên khác đánh giá.
Đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand cho biết "bước tiếp theo trong quá trình này sẽ là toàn bộ thành viên CPTPP, thông qua Hội đồng CPTPP, quyết định có thực thi quy trình kết nạp đối với Ecuador hay không".
Ecuador nhiều khả năng sẽ đương đầu với thách thức trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do hóa thị trường trong CPTPP. Việc hồ sơ gia nhập của CPTPP có được chấp thuận hay không hiện vẫn còn chưa chắc chắn.
Với dân số khoảng 17 triệu người, mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Ecuador hiện đang là dầu, chuối và tôm. Kể từ sau khi rời khỏi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hồi năm 2020, Ecuador đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế thông qua xuất khẩu và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ.
Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso trước đps cho biết ông muốn mở rộng thương mại với các nền kinh tế hàng đầu.
“Mục tiêu của chúng tôi vô cùng rõ ràng, đó chính là ký kết hiệp định thương mại với ít nhất 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó có bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và cả nhóm các nước châu Âu, châu Á”, ông Lasso khẳng định.
Thời gian gần đây, nhiều quốc gia quan tâm đến việc gia nhập CPTPP trong đó có: Anh, Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan, gần đây nhất là Hàn Quốc cũng xác nhận sẽ nộp đơn gia nhập CPTPP vào tháng 4 sang năm. Thái Lan cũng hoàn tất Báo cáo Nghiên cứu gia nhập hiệp định này.
CPTPP được 11 quốc gia ký kết vào năm 2018, bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm: Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.
Quy mô thị trường CPTPP gồm 500 triệu dân, nắm giữ 13,5% GDP toàn cầu và 15% giao dịch thương mại của thế giới. Việc CPTPP đã đi vào thực thi trong 3 năm qua, không chỉ thúc đẩy thương mại, giúp các nền kinh tế hội tụ trong một mô hình kinh tế gắn kết để tạo ra một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, mà còn xóa bỏ các rào cản phi thuế quan và tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
Ecuador nhiều khả năng sẽ đương đầu với thách thức trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do hóa thị trường trong CPTPP. Việc hồ sơ gia nhập của CPTPP có được chấp thuận hay không hiện vẫn còn chưa chắc chắn.
Với dân số khoảng 17 triệu người, mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Ecuador hiện đang là dầu, chuối và tôm. Kể từ sau khi rời khỏi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hồi năm 2020, Ecuador đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế thông qua xuất khẩu và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ.
Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 9/2021 với EFE, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso cho biết ông muốn mở rộng thương mại với các nền kinh tế hàng đầu.
“Mục tiêu của chúng tôi vô cùng rõ ràng, đó chính là ký kết hiệp định thương mại với ít nhất 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó có bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và cả nhóm các nước châu Âu, châu Á”, ông Lasso khẳng định.
Thời gian gần đây, nhiều quốc gia quan tâm đến việc gia nhập CPTPP trong đó có: Anh, Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan, gần đây nhất là Hàn Quốc cũng xác nhận sẽ nộp đơn gia nhập CPTPP vào tháng 4 sang năm. Thái Lan cũng hoàn tất Báo cáo Nghiên cứu gia nhập hiệp định này.
CPTPP được 11 quốc gia ký kết vào năm 2018, bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm: Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.
CPTPP hiện là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ 3 thế giới với 11 nền kinh tế có quy mô 13,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.