(CTCK BIDV – BSC)

chứng khoán: CTI - CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO

Điểm nhấn kỹ thuật:

 - Xu hướng hiện tại: tăng giá dài hạn, thoát xu hướng điều chỉnh ngắn hạn

- Chỉ báo MACD: cắt đường tín hiệu từ dưới lên

- Chỉ báo RSI: tăng

- Chỉ báo MFI: tăng

Nhận định: CTI đang trong xu hướng tăng giá dài hạn. Hiện tại, giá cổ phiếu đã thoát khỏi xu hướng điều chỉnh ngắn hạn.

Chỉ báo MACD sau khi tiếp cận mức 0 đã bật tăng trở lại và cẳt đường tín hiệu từ dưới lên, cho thấy tín hiệu mua.

Chỉ báo RSI tăng mạnh lại sau đợt giảm mạnh, cho thấy sự phục hồi động lực tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MFI tăng mạnh, xác nhận đà tăng giá cổ phiếu. CTI sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

Khuyến nghị: Mức giá mua: 34.000 -35.900. Giá mục tiêu: 41.700. Cắt lỗ: mất ngưỡng hỗ trợ 32.000 đồng/cổ phiếu.

2. Điều chỉnh tăng giá mục tiêu cổ phiếu VJC lên 226.400 đồng

(CTCK Bản Việt - VCSC)

Diễn biến VN-Index phiên 12/3

Chúng tôi hạ khuyến nghị dành cho CTCP Hàng không VietJet (VJC) xuống Khả quan từ Mua chủ yếu vì giá cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian qua.

Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu 40,6% cho cổ phiếu VJC, tương đương lên mức mới là 226.400 đồng/cổ phiếu, vì (1) giả định giá vé tăng so với 2017; (2) RPK tăng trưởng mạnh; (3) WACC giảm và (4) hệ số định giá so sánh các công ty cùng ngành cao hơn

Chúng tôi dự báo doanh thu và LNST 2018 sẽ tăng lần lượt 32,9% và 13,8%, trong đó LNST cốt lõi dự kiến sẽ tăng 53,9% nhờ VJC tích cực mở thêm nhiều tuyến bay quốc tế một cách hiệu quả.

Rủi ro chính:

-Tăng trưởng hoạt động quốc tế thấp hơn so với dự báo.

- Nhu cầu không đủ để khai thác hiệu quả số máy bay tăng thêm.

- Giá dầu liên tục tăng mạnh.

- Lãi suất tăng khiến các điều khoản bán và thuê máy bay không có lợi như trước.

VJC hiện vẫn tỏ ra hấp dẫn với PEG 3 năm là 0,9 lần.

3. Giá mục tiêu mới của cổ phiếu DPM là 22.200 đồng

(CTCK Bản Việt - VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường trong khi điều chỉnh tăng 8,3% giá mục tiêu cho Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM), tương đương lên 22.200 đồng/cổ phiếu, do lãi suất phi rủi ro thấp hơn và P/E trung bình ngành cao hơn.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận 2018 sẽ giảm 10,3% so với 2017 do khoản lỗ của nhà máy NPK từ chính sách khấu hao nhanh hơn, không đủ bù đắp cho sự phục hồi nhẹ của mảng phân bón.

Nhà máy NPK dự kiến sẽ đi vào hoạt động thương mại trong tháng 4/2018 và sẽ ghi nhận lỗ trong hai năm đầu tiên do hiệu suất hoạt động thấp, trước khi đóng góp 10-15% lợi nhuận từ năm 2020.

Dù DPM có bảng cân đối kế toàn lành mạnh với tỷ lệ đòn bẩy ròng luôn ở mức âm, cổ phiếu hiện tại khá kém hấp dẫn do lợi nhuận giảm trong ngắn hạn và ROE thấp

DPM hiện đang giao dịch khá kém hấp dẫn với P/E 2018 đạt 16,8 lần, chiết khấu 54% so với các công ty nhưng phù hợp với diễn biến trong quá khứ của công ty.