ABB giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật số tiên tiến dành cho nông nghiệp tại Diễn đàn Nông nghiệp 4.0: Tiềm năng tiếp cận thị trường châu Âu. |
Tuy vậy, thị trường với 800 triệu người tiêu dùng này cũng có những thách thức riêng, buộc các nhà sản xuất trong nước phải chuyển hướng sang nông nghiệp công nghệ cao, phát triển chuỗi giá trị để giảm chi phí, tăng sản lượng và nâng tầm chất lượng.
Cơ hội “vàng” nắm bắt xu hướng tất yếu
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và khí hậu thuận lợi, Việt Nam có lợi thế lớn trong sản xuất nông nghiệp. Thống kê năm 2018, nhóm ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đã cung cấp việc làm cho gần 38% dân số trong độ tuổi lao động. Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu nông lâm nghiệp của Việt Nam thu về 26,6 tỷ USD. Hơn nữa, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khối ASEAN.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU dù tăng đều đặn trong vài năm qua, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm rau quả của Việt Nam đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn khi gia nhập thị trường châu Âu: thuế nhập khẩu cao và tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đặc biệt là quy định về dư lượng hóa chất.
Đối với một thị trường rộng lớn, đa dạng như Liên minh châu Âu (EU), với xu hướng tiêu dùng thay đổi chóng mặt, các doanh nghiệp Việt Nam phải tập trung xây dựng thương hiệu và phát triển các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.
Đa phần các ý kiến tại nhiều cuộc tọa đàm về thương mại Việt Nam - EU gần đây đều nhấn mạnh rằng, để tận dụng EVFTA cũng như các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài và tham gia vào dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, haycác chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều nông dân “thế hệ mới”, các nhà khoa học và nhà cung cấp các giải pháp, dịch vụ công nghệ tiếp cận hệ thống canh tác bền vững hơn cả về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội. Hệ thống này phù họp với các trang trại ở mọi quy mô, sản xuất nhiều loại thực phẩm, sợi và nhiên liệu phù hợp với điều kiện của địa phương với thị trường trong khu vực, canh tác theo cơ sở khoa học tiên tiến để tối đa hóa năng suất và lợi nhuận cũng như giảm thiểu thiệt hại về môi trường. Các giải pháp công nghệ như Dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), hay Máy Học (machine learning và deep learning) đều được ứng dụng vào nông nghiệp nhằm giúp nông dân hiểu rõ hơn về tác động của mình và từ đó có những quyết định sáng suốt hơn. Ứng dụng công nghệ Big Data và AI có thể phân tích và cung cấp kiến thức chuyên sâu về cách tối ưu hóa năng suất, cải thiện quy hoạch nhằm giảm thiểu lãng phí, tăng năng suất.
Theo ông Brian Hull, Tổng giám đốc ABB tại Việt Nam, thế giới đang trải qua thời kỳ đổi mới của công nghệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến cách con người chi phối xã hội, sản xuất hàng hóa, cũng như cách chúng ta làm việc, sống và di chuyển. “Nông nghiệp Việt Nam và ngành công nghiệp thực phẩm đang phải thay đổi mạnh mẽ để phát triểnvà đáp ứng sự đa dạng ngày càng tăng của nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là ở các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao như châu Âu. Điều này có nghĩa ta phải tăng sản lượng, cải thiện vệ sinh, chất lượng và đa dạng hóa, trong khi vẫn duy trì cam kết về an toàn, truy xuất nguồn gốc và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”, ông Brian Hull nói.
Ông Brian Hull cho biết thêm, ABB đồng hành cùng tương lai phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thực phẩm, hỗ trợ các nhà sản xuất Việt Nam cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng hiệu quả tài sản thông qua các giải pháp kỹ thuật số hàng đầu trong ngành.
Chia sẻ thí dụ ngành công nghiệp sữa, ông Brian Hull cho rằng, tối ưu hóa lượng sữa là một quá trình phức tạp. Để đảm bảo các thông số quan trọng trong quá trình chế biến sữa, một chuỗi cung ứng sữa cùng sản phẩm liên quan sẽ được trang bị công nghệ kiểm soát, cảm biến và thiết bị tân tiến nhất. Công nghệ tự động hóa này cũng sẽ tối ưu hóa việc sử dụng sữa tươi, giảm tiêu thụ năng lượng và công việc hàng ngày như dọn dẹp. ABB có thể cung cấp nhiều loại thiết bị để phù hợp với nhu cầu khắt khe của ngành chế biến sữa.
Ứng dụng AI trong nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp, các ứng dụng của AI tập trung phổ biến nhất vào bốn lĩnh vực chính.
Đầu tiên là robot nông nghiệp đang được phát triển và lập trình để tự động xử lý các công việc thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm thu thập dữ liệu, xác định và phun diệt cỏ dại, tưới tiêu, thu hái và đóng gói...Công nghệ điều khiển robot sử dụng AI tiên tiến để cải thiện hiệu quả, giải quyết các thách thức đối với ngành nông nghiệp, như năng suất cây trồng, chất lượng đất và khả năng kháng thuốc diệt cỏ.
Tiếp đến là các ứng dụng AI tập trung vào việc giám sát cây trồng và đất. Công nghệ giám sát đất đai, môi trường và cây trồng cũng sẽ trở thành ứng dụng quan trọng trong tương lai.
Sau nữa là phân tích dự đoán liên quan đến các mô hình điện toán đám mây và Internet Vạn Vật (IoT). Lợi ích của việc cải thiện dự báo thời tiết này là để giúp xác định thời điểm tốt nhất để trồng cây, bón phân, phun thuốc trừ sâu, tưới tiêu và thu hoạch, nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận canh tác.
Cuối cùng, các ứng dụng AI tập trung vào “nông nghiệp chính xác”, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sử dụng nước, phân bón và thuốc trừ sâu. Các ứng dụng AI sẽ cải thiện quản lý trong nông nghiệp và phát hiện sâu bệnh, thiếu hụt dinh dưỡng của cây trồng trên các cánh đồng. Thông tin về cây trồng, điều kiện đất đai, sâu bệnh và thời tiết sẽ được số hóa và quản lý.
Các ứng dụng AI tự động đang được phát triển để giúp cải thiện năng suất cây trồng, có thể giúp nông dân biết chính xác nơi cần bón phân, nơi tưới nước và phun thuốc, mang lại hiệu quả và có kết quả cao hơn.
“ABB đã chứng minh khả năng áp dụng đáng kể các nguồn lực và chuyên môn, khẳng định vị thế nhà tiên phong trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững”, ông Hull nói thêm.
Việc tìm kiếm nhân công trong canh tác đang ngày càng trở nên khó khăn, vì vậy robot có thể giúp các doanh nghiệp nông nghiệp ứng phó với tình trạng thiếu lao động và tiết kiệm chi phí tuyển dụng cũng như chi phí nhân công.
“Robot làm cho con người trở nên thừa thãi” là một quan niệm sai lầm. Để canh tác thông minh thì con người luôn là yếu tố thiết yếu, nhưng robot có thể đảm nhận một phần những công việc nặng, phải lặp lại nhiều lần. Nếu cần thiết, robot cũng có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, nghĩa là ngành trồng trọt trong nhà kính sẽ ổn định và đa dạng hơn.
Đầu những năm 1970, ASEA (chữ “A”trong ABB) đã đưa robot công nghiệp đầu tiên của mình ra thị trường. Qua nhiều thập kỷ phát triển và tích lũy kinh nghiệm đã giúp những robot này dần có giá cả phải chăng. Khi được kết hợp với các công nghệ và công cụ phù hợp, robot công nghiệp cũng có thể được sử dụng làm lao động tin cậy trong lĩnh vực trồng trọt nhà kính, bao gồm những việc như gieo hạt, duy trì, thu hoạch, đóng gói và phân loại rau, củ, quả. Nhờ sự phát triển của các công nghệ, thu hoạch các sản phẩm tươi đúng thời điểm và đóng gói ngay lập tức là việc trong tầm tay. Bằng cách này, khoản đầu tư vào robot và cơ giới hóa trong canh tác sẽ nhanh chóng được hoàn vốn và người trồng sẽ tạo được giá trị lớn hơn từ các sản phẩm luôn tươi mới.
Tiết kiệm năng lượng và nước
Rõ ràng, nhà kính sẽ yêu cầu điện khí hóa ở mức lớn để ổn địnhsản xuất thực phẩm tươi sống, không phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hay nhiên liệu hóa thạch khác và cũng gần với khu vực đô thị hơn.
ABB có tất cả những gì cần thiết để tạo nên một nhà kính với người trồng và hệ thống tích hợp, từ dòng phát điện ổn định sử dụng năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, kho dự trữ năng lượng, đến việc kết nối lưới điện lưới truyền thống tới máy biến áp và phân phối năng lượng.
Môi trường bên trong nhà kính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của vụ mùa, vì thế, ABB cung cấp máy biến áp để lắp đặt địa nhiệt và lưới nhiệt, bên trong nhà kính có thể trang bị máy biến tần và động cơ điện hiệu quả cao, dùng cho máy bơm và quạt thông gió để đảm bảo môi trường trong nhà kính luôn tối ưu.
Việc sử dụng nước trong hệ thống canh tác như nhà kính thấp hơn 10 lần so với các cánh đồng ngoài trời. Ở nhiều nơi trên thế giới, nước ngọt và nước sạch rất khan hiếm, công nghệ của ABB đảm bảo quy trình xử lý nước để có thể tái sử dụng để tưới tiêu cũng như cung cấp dinh dưỡng.
Một loạt giải pháp ánh sáng
Trồng trọt trong hệ thống nhà kính hiện đại ngày nay sử dụng hệ thống chiếu sáng với tần suất ngày càng tăng để tác động đến sự tăng trưởng và chất lượng của rau quả cũng như tăng năng suất.
Những hệ thống chiếu sáng này cũng có thể được sử dụng hệ thống canh tác trong các tòa nhà không có ánh sáng tự nhiên, để sản phẩm bán ra vẫn giữ được hương vị tươi ngon nhất có thể. ABB cung cấp các giải pháp để liên kết, bảo mật và giám sát các loại hệ thống chiếu sáng này một cách bền vững và ổn định.
Big Data, IoT và liên kết blockchain trong nông nghiệp
Công nghệ Big Data đóng vai trò quan trọng trong đổi mới và sáng tạo, bao gồm cả trong nông nghiệp và canh tác. Chúng được sắp đặt và liên kết với nhau thông qua các phương tiện liên lạc hiện đại và có thể giao tiếp với nhau hay với một máy chủ dựa trên dữ liệu điện toán đám mây. Các giải pháp kỹ thuật số từ chương trình ABB ABB AbilityTM liên tục tối ưu hóa các cài đặt và dòng năng lượng. Nông dân và người trồng trọt có thể tự do tập trung hoàn toàn vào các công việc chính của họ, trong khi phân tích dữ liệu giúp họ cân nhắc để đưa ra quyết định sáng suốt.
Người tiêu dùng đang đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thực phẩm. Với sự trợ giúp của các giải pháp theo dõi và truy xuất, nhà sản xuất và tiêu dùng có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm tươi sống để sử dụng hàng ngày.