Viễn thông - Công nghệ
Bài toán bảo mật an toàn thông tin thời chuyển đổi số
N.L - 03/09/2019 13:59
Sự thay đổi to lớn do cuộc cách mạng số tạo ra đòi hỏi mỗi chúng ta phải thay đổi cách thức bảo vệ dữ liệu và đưa nó phổ biến vào đời sống là điều vô cùng thiết yếu. Vậy, làm thế nào để đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đồng thời bảo vệ dữ liệu trước các xâm nhập – đó là mối quan tâm của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào “cuộc cách mạng số”

Tình hình an toàn thông tin

Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện phương thức phát triển, cũng như thay đổi cách sống, cách làm việc mang lại những giá trị tích cực, tạo hiệu quả hơn cho kinh doanh của DN. Điều này thể hiện ở các khía cạnh, như: Số hóa thông tin; số hóa tổ chức; chuyển đổi toàn diện tổ chức từ tư duy, mô hình, lãnh đạo, văn hóa và hoạt động của DN.

An nin an toàn thông tin trong thời đại số, bài toán đặt ra cho mỗi doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi số

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của các tổ chức, nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức về an toàn thông tin. Thống kê từ Công ty cổ phần Tập đoàn IEC về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam năm 2018 cho thấy, có 6.567 cuộc tiến công vào các trang web; 60% số hệ thống mạng trong các cơ quan và doanh nghiệp bị nhiễm mã độc mã hóa tống tiền; hơn 15.700 lỗi vi phạm bảo mật trong phần mềm và ứng dụng; hơn 1,6 triệu máy tính bị mất dữ liệu... 

Còn theo các chuyên gia cho rằng, đối với những doanh nghiệp lớn có thể có nguồn lực để đầu tư nhưng sẽ còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không khỏi lo lắng băn khoăn trong việc bảo vệ hệ thống dữ liệu của mình trước mọi nguy cơ về an ninh mạng. Đặc biệt, tội phạm an ninh mạng đang tập trung vào lỗ hổng bảo mật của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm phát tán trên nhiều máy tính, làm tiền đề cho các cuộc tấn công quy mô lớn. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp SME tại Việt Nam chiếm tới 98,1% và họ thường có ngân sách dành cho công nghệ thông tin thấp hơn các tập đoàn lớn cũng như các tập đoàn đa quốc gia.

Vì vậy, bài toán đặt ra làm sao để các tổ chức có thể chủ động bảo vệ thông tin, thúc đẩy tính riêng tư của dữ liệu và người dùng, giúp đơn vị mình có chiến lược đúng đắn về bảo mật và an toàn thông tin trong hoạt động kinh doanh khi chuyển đổi số là vấn đề thách thức.

Khi doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ đặt ra những thách thức về an toàn thông tin gì cho doanh nghiệp? Những doanh nghiệp chuyển đổi số cần phải chuẩn bị những gì để đảm bảo phòng và tránh được những rủi ro về an toàn thông tin?

Từ thực tế nêu trên, giải quyết bài toán lưu trữ dữ liệu bằng cách số hóa tài liệu chuyên nghiệp là điều mà các tổ chức, đơn vị cần tính tới, nhất là trong bối cảnh các tổ chức đang đẩy mạnh năng lực cạnh tranh hiện giờ. Việc số hóa dữ liệu còn là giải pháp thông minh giúp các đơn vị nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận.

Số hóa dữ liệu là sự lựa chọn khôn ngoan trong thời đại số

Với áp lực cạnh tranh trong thời đại số, áp lực từ việc nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận cũng đang đẩy mạnh số hóa tài liệu. Số hóa tài liệu là một hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được. Thông thường, các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh... sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số.

Có rất nhiều lợi ích được mang lại từ giải pháp số hóa tài liệu. Những hạn chế do phương pháp lưu trữ truyền thông đã được giải quyết triệt để như giảm thiểu diện tích, không gian lưu giữ tài liệu; Giúp việc bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu truyền thống được lâu hơn; Giúp việc khai thác nội dung văn bản được dễ dàng, nhanh chóng hơn và dễ dàng mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tài nguyên.

Theo các chuyên gia CNTT, để xây dựng thành công chính quyền điện tử, văn phòng điện tử cũng như doanh nghiệp số thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu số thay thế cho cơ sở dữ liệu truyền thống (dữ liệu lưu trữ bản cứng) là vô cùng quan trọng. Trên hết, các đơn vị nên chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ số hoá tài liệu có uy tín, từng triển khai dịch vụ ở quy mô lớn, quy trình triển khai chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm triển khai nhằm đảm bảo được tính toàn vẹn của tài liệu cũng như bảo mật của thông tin.

Chọn mặt gửi vàng?

Thị trường số hóa, chuyển đổi số với rất nhiều đơn vị tham gia, nhưng để chọn lựa được đơn vị uy tín, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ, tránh được các sai phạm rò rỉ thông tin trong quá trình triển khai thì điều đó các đơn vị, tổ chức cần xem xét lựa chọn kỹ càng.

Trước thực tế đó, với nhiệm vụ tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao, đồng thời là công ty công nghệ trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, có chức năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ mật mã dân sự; xây dựng Đảng bộ trong sạch, mới đây, vào ngày 30/8/2019, Công ty TNHH MTV 129 - Ban Cơ yếu Chính phủ - Đơn vị đầu ngành trong khối Nhà nước về an ninh an toàn thông tin  đã ký kết hợp tác với Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI – Đơn vị có năng lực, kinh nghiệm và thế mạnh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số hóa tài liệu, xây dựng phần mềm, tạo lập cơ sở dữ liệu và là nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam nhằm mang đến cho thị trường các giải pháp tốt nhất về an ninh an toàn thông tin.

Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa FSI và Công ty 129-Ban Cơ yếu Chính Phủ nhằm mang đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng

Phát biểu chỉ đạo tại lễ ký kết, đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải - Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh: “Việc ký kết thoả thuận giữa Công ty 129 và Công ty FSI sẽ góp phần giảm thiểu mối lo ngại cho các tổ chức, doanh nghiệp về các cuộc tấn công mạng, về khả năng kiểm soát thông tin…. trong quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, kết nối Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI) và đô thị thông minh đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay”.

Đồng thời, cũng tại lễ ký kết, ông Phạm Mạnh Tuấn - Chủ tịch/Giám đốc Công ty 129 – Ban Cơ yếu Chính Phủ cho biết thêm: “Sự hợp tác giữa 2 bên sẽ tạo ra thế mạnh lớn, khả năng cạnh tranh cao, mang lại lợi ích, hiệu quả tối ưu cho các bên khi tham gia trên thị trường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử, kết nối Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và đô thị thông minh nói chung cũng như thị trường bảo mật an toàn thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu của cơ quan, đơn vị các tổ chức, doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam”.

Liên hệ tư vấn các giải pháp số hóa, chuyển đổi số, an toàn an ninh thông tin:
Website: www.fsivietnam.com.vn – www.sohoatailieu.com 
Hotline: 0904 805 255
Tin liên quan
Tin khác